[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research

 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu người dùng (UX research). Cô cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích để đảm bảo nỗ lực nghiên cứu của bạn có hiệu quả và không bị lãng phí.

Có rất nhiều hiểu lầm xung quanh nghiên cứu người dùng, cho dù đó là ý tưởng trong giai đoạn đầu hay những câu trả lời quan trọng đưa ra làm bằng chứng cụ thể cho quyết định sản phẩm.

Với tư cách là nhà thiết kế, bạn có thể may mắn có một nhà nghiên cứu UX tận tâm trong nhóm của mình, hoặc nếu không, hãy tự mình đóng vai trò hiểu, đồng cảm và truyền đạt những phát hiện từ người dùng của bạn.

Nếu bạn muốn đưa ra quyết định thiết kế tốt hơn, hãy bắt đầu với việc nghiên cứu.

Qua kinh nghiệm, tôi đã học được rằng nghiên cứu người dùng là một siêu năng lực tiềm ẩn khi được sử dụng kết hợp với thiết kế. Nếu bạn muốn đưa ra quyết định thiết kế tốt hơn, hãy bắt đầu với việc nghiên cứu.

Nhưng quyền lực càng lớn, đi kèm với những trách nhiệm càng cao. Đừng để những nổ lực của mình là vô nghĩa khi những bước đầu tiên là sai lầm. Dưới đây là một số thói quen đơn giản để giúp bạn tận dụng tối đa nỗ lực nghiên cứu của mình.

1. Đảm bảo thông tin chi tiết về nghiên cứu có thể thực hiện được

Bạn đã hiểu hết những bước cần làm trong quá trình research:

  • Nhóm của bạn có ngân sách để thực hiện không? Nếu câu trả lời là không, vai trò của bạn có thể là đưa ra trường hợp tại sao cần phải có thêm ngân sách.
  • Có những tính năng cốt lõi nào mà khách hàng mục tiêu của bạn phải có không?
  • Bạn có sắp xếp thời gian cho các nghiên cứu để kết quả nghiên cứu của bạn có tác động tối đa không?

Bắt đầu quá trình của bạn với việc tìm kiếm nhu cầu và khoảng trống so với bán giải pháp (Solution selling).

Báo cáo là một nửa nỗ lực. Tê liệt phân tích (Analysis Paralysis) có thể là một cuộc chiến khó khăn (đối với những người thích xem qua tất cả các dữ liệu).

Bài học rút ra: Trong thời đại quá tải thông tin, quá nhiều cuộc họp và hộp thư đến lộn xộn, hãy đưa ra những cách để khách hàng đang nghiên cứu của bạn đồng cảm, ưu tiên và hành động.

2. Nghiên cứu tốt sẽ thu hẹp khoảng cách với khách hàng

Có nhiều cách để làm cho quá trình nghiên cứu trở nên cá nhân hơn: bạn có thể kết hợp các câu chuyện thực tế cùng với dữ liệu, mời càng nhiều thành viên trong nhóm đa ngành tham gia (đồng thời thiết thực về thời gian của họ) và tránh những thông tin đáng sợ kết xuất vào cuối quá trình bằng cách cung cấp các bản cập nhật nhỏ.

Thiết kế bản trình bày không được lấn át thông tin. Thay vào đó, hãy kết hợp hình ảnh, trựa quan hóa dữ liệu hoặc video clip phù hợp hơn là sử dụng một trang toàn văn bản. Các phần thông tin chia càng nhỏ có thể mang đến kết quả hấp dẫn hơn.

Thật dễ dàng để bị trật hướng bởi những ý kiến ​​chủ quan trong quá trình chia sẻ (tức là tôi ghét màu xanh lam này, tôi thích cách cũ hơn, v.v.).

Bài học rút ra: Tập trung thảo luận về sản phẩm xung quanh khách hàng, giả thuyết và giải pháp được đề xuất cuối cùng làm tăng giá trị cho khách hàng tốt như thế nào.

3. Dự đoán rằng mọi thứ sẽ diễn ra không như ý muốn

Định luật Murphy chỉ ra những điều sai lầm đều có thể xảy ra.

Đầu tiên, hãy xác định câu hỏi phù hợp – điều gì có thể trả lời được hoặc không thể trả lời bằng nghiên cứu và phương pháp đã cho.

Thứ hai, hãy nhớ tuyển dụng nhiều người tham gia, giả sử rằng sẽ không có buổi nghiên cứu người dùng nào và một số người có thể không phù hợp với nghiên cứu ngay cả khi đã sàng lọc cẩn thận. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi quá tải số lượng người tham gia.

Với bất kỳ phiên trực research nào, có thể có vấn đề với chất lượng cuộc gọi, kết nối hoặc video. Cố gắng có một bản sao lưu cho các nguyên mẫu (prototype), chẳng hạn như một bài thuyết trình trình chiếu đơn giản. 

Bài học rút ra: Kiểm tra những câu hỏi hàng đầu và những biệt ngữ không cần thiết. Yêu cầu một nhà nghiên cứu khác kiểm tra xem các câu hỏi của bạn có thể trả lời được, trung lập và rõ ràng hay không.

4. Tạo không khí hòa nhã, vừa phải với người dùng

Nâng cao độ khó cho câu hỏi của bạn để giúp người nghe thích nghi với cuộc trò chuyện.

Trải nghiệm chia sẻ phản hồi về một sản phẩm không phải lúc nào cũng tự nhiên. Người dùng phải nói rõ những suy nghĩ của mình với một người lạ (người có thể đang ghi chép nhanh chóng), đôi khi qua internet.

Vai trò của bạn với tư cách là một nhà nghiên cứu là đặt ra các kỳ vọng về kết quả phiên họp sẽ diễn ra và làm cho người ở phía bên kia cảm thấy thoải mái nhất có thể khi họ đưa ra tình huống.

Bài học rút ra: Lưu ý những mâu thuẫn giữa hành vi và lời nói. Về bản chất mọi người thích giúp đỡ người khác và nói chung là dễ chịu. Họ sẽ cố gắng trả lời câu hỏi bạn hỏi và cho bạn câu trả lời bạn muốn (ngay cả khi câu hỏi được xây dựng kém).

5. Theo dõi các câu hỏi cốt lõi

Nhóm các câu hỏi theo các chủ đề có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề với ít thao tác hơn.

Lưu ý xem bạn đang cố gắng hiểu các câu hỏi “tại sao” (định tính) so với “bao nhiêu, bao nhiêu, tần suất” (định lượng). Chúng ta có xu hướng thiên về việc tổng quát hóa dữ liệu lớn thay vì những con số cụ thể — khảo sát 500 người có vẻ như là một điều tuyệt vời thay vì chỉ phỏng vấn 5 chuyên gia về một chủ đề.

Tuy nhiên, nếu không hiểu “lý do tại sao” đằng sau các hành động, quan sát và lắng nghe những nhu cầu vượt quá những gì hiển nhiên, dữ liệu lớn có thể trở thành giá đỡ để suy đoán rằng chúng ta đã biết những gì chúng ta đang tìm kiếm.

Bài học rút ra: Vào cuối ngày, bạn có thể kết thúc với nhiều câu hỏi hơn, miễn chúng là những câu hỏi hay hơn.

Quá trình học hỏi liên tục là một phần cần thiết để phát triển sản phẩm lành mạnh. Các nhà thiết kế có thể được hưởng lợi bằng cách học hỏi từ các nhà nghiên cứu người dùng và ngược lại. Hãy thử những thói quen này để đảm bảo rằng nỗ lực nghiên cứu của bạn không bị lãng phí!

Biên tập: Thao Lee


Cùng tác giả

#Tag

designer microsoft nghiên cứu trải nghiệm người dùng Thao Lee ux research ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế website thay đổi liên tục qua từng giai đoạn cũng như từng thời kỳ. Một trang web đẹp và hiện đại ngày nay có thể trông lỗi…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…