[UX/UI] 8 kỹ năng thiết kế portfolio giúp bạn tiếp cận nhiều nhà tuyển dụng

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc UX/UI, bạn cần thể hiện rằng bạn có cả kỹ năng thiết kế giao diện người dùng cũng như kỹ năng thiết kế trải nghiệm người dùng. Cách bạn thể hiện các kỹ năng của mình trong portfolio có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc được tuyển dụng hoặc thậm chí không được phỏng vấn.

Bạn cần thể hiện một số kỹ năng quan trọng của một UX/UI designer. Chúng bao gồm nghiên cứu người dùng và thiết kế wireframe (bản thiết kế nháp, chứa nội dung cơ bản của một giao diện website hay ứng dụng trong UX/UI), cũng như thiết kế trực quan và thiết kế di động. Hãy sử dụng hình ảnh trực quan sinh động thay vì giải thích quá dài dòng.

Hôm nay, hãy cùng iDesign khám phá 8 kỹ năng quan trọng của một thiết kế UX/UI cần được đưa vào portfolio của mình cũng như cách thực hiện nhé!

1. Nghiên cứu người dùng (User Research)

Một trong những kỹ năng UX quan trọng nhất mà một nhà thiết kế có khả năng thực hiện là nghiên cứu người dùng một cách hiệu quả. Giai đoạn này được xem là phần xương sống của cả quá trình thiết kế giúp tạo ra sản phẩm có trải nghiệm người dùng tuyệt vời.

Nghiên cứu người dùng bao gồm nhiều công việc khác nhau, từ xem xét dữ liệu định lượng đến thực hiện các cuộc phỏng vấn người dùng. Các nhà thiết kế UI/UX tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dùng, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu cách phân biệt những nhu cầu và mong muốn trực tiếp từ những người sẽ sử dụng sản phẩm của mình.

Trong portfolio của bạn, hãy thảo luận về quá trình nghiên cứu các thiết kế của bạn và cách bạn kết hợp nghiên cứu đó vào sản phẩm cuối cùng.

2. Wireframe

Wireframe là bức tranh tổng thể cho dự án thiết kế của bạn. Chúng phác họa lại cấu trúc trang web hoặc sản phẩm kỹ thuật số của bạn lần đầu tiên. Wireframe có thể sớm phát hiện ra các vấn đề thiết kế tiềm ẩn trong những giai đoạn đầu. Vì vậy phác thảo Wireframe rất quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp cho những vấn đề đó.

Việc hiển thị wireframe của bạn cùng với các sản phẩm đã hoàn thành trong portfolio của bạn cho thấy rằng bạn không chỉ hiểu tầm quan trọng của wireframe mà còn hiểu cách bạn tiếp cận một dự án trong giai đoạn đầu.

3. Thiết kế prototype

Prototype là một dạng nâng cao hơn một chút so với wireframe, chúng cho thấy nhiều góc độ hơn về cách sản phẩm kỹ thuật số hoàn chỉnh sẽ hoạt động và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Wireframe giống như bản thiết kế, các prototype sẽ giống với mô hình tỷ lệ 3D hơn với nhiều luồng sử sụng.

Giống như với wireframe, việc hiển thị các prototype cùng với các sản phẩm đã hoàn thiện mang lại cái nhìn sâu sắc có giá trị về cách tiếp cận của bạn đối với một thiết kế.

4. Kiến trúc thông tin

Kiến trúc thông tin (IA) là khoa học tổ chức và cấu trúc nội dung trên một trang web hoặc trong một sản phẩm kỹ thuật số. IA rất quan trọng trong việc tạo ra tất cả các loại sản phẩm kỹ thuật số, nội dung càng phức tạp thì càng trở nên quan trọng.

Kiến trúc thông tin có thể khó hiển thị trong portfolio, nhưng tốt nhất bạn nên thực hiện thông qua thảo luận về quy trình và cấu trúc thông tin trên một trang web, những thách thức nảy sinh trong quá trình thực hiện và cách xử lý những thách thức đó.

5. Thiết kế trực quan

Kỹ năng thiết kế trực quan – lý thuyết màu sắc, kiểu chữ, bố cục, thương hiệu, v.v. – là những phần quan trọng trong bộ kỹ năng của bất kỳ nhà thiết kế UI/UX nào. Bạn chỉ cần giới thiệu cách bạn đưa một thiết kế từ wireframe và prototype đến giao diện người dùng hoàn thiện.

Thiết kế trực quan là một trong những kỹ năng dễ dàng thể hiện nhất trong portfolio của bạn vì nó rõ ràng trong mọi thành phẩm mà bạn đưa vào. Hãy đưa ra lý do đằng sau các lựa chọn thiết kế trực quan của bạn trong phần mô tả của từng sản phẩm.

6. UX Writing

UX Writing bao gồm tất cả các phần tử văn bản dù nhỏ nhất trong một thiết kế, bao gồm các yếu tố nhỏ như lỗi hoặc các thông báo hệ thống thông tin khác. Đôi khi một dự án thiết kế sẽ có một người chuyên trách làm công việc này, nhưng tốt hơn hết là các nhà thiết kế UI/UX nên học cách tạo ra văn bản UX cơ bản cho các dự án của mình.

Thể hiện kỹ năng UX writing trong portfolio của bạn bằng cách làm nổi bật những chi tiết thiết kế như kính hiển vi … Bạn cũng có thể liên kết đến các phần nội dung dài hơn.

7. Thiết kế tương tác

Thiết kế tương tác — thiết kế cách người dùng tương tác với các sản phẩm kỹ thuật số — là một phần không thể thiếu trong công việc của bất kỳ nhà thiết kế UI/UX nào. Quá trình thiết kế tất cả các yếu tố chức năng và tương tác của một sản phẩm, bao gồm các yếu tố thiết kế cụ thể như nút, liên kết và biểu tượng, cũng như tính thẩm mỹ tổng thể của sản phẩm.

Thiết kế tương tác bao gồm năm yếu tố: từ ngữ, hình ảnh đại diện, đối tượng vật lý hoặc không gian, thời gian và hành vi. Mặc dù một số điều này có thể dễ dàng được giới thiệu một cách trực quan trong portfolio của bạn, nhưng bạn sẽ cần giải thích hoặc minh họa thêm cách giải quyết các phần khác trong thiết kế của bạn.

8. Thiết kế di động

Xét rằng hơn 90% người dùng internet truy cập internet trên thiết bị di động (bao gồm cả thiết bị cầm tay và thiết bị đeo), vì vậy thiết kế di động là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ nhà thiết kế UI/UX nào. Hiểu được sự khác biệt trong cách mọi người truy cập internet qua thiết bị di động so với thiết bị máy tính để bàn là điều quan trọng để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số thành công.

Hãy giới thiệu các phiên bản di động của các sản phẩm kỹ thuật số bạn đã tạo trong portfolio của mình. Đánh dấu các lựa chọn thiết kế khác nhau mà bạn đã thực hiện giữa các phiên bản khác nhau của sản phẩm để thể hiện tốt hơn bộ kỹ năng của bạn.

Cách bạn thể hiện kỹ năng thiết kế UI/UX trong portfolio thiết kế của mình có ảnh hưởng lớn đến việc bạn có lọt vào mắt xanh của những nhà tuyển dụng hay không. Dành thời gian để thể hiện những kỹ năng đó một cách đúng đắn sẽ được đền đáp về lâu dài. Sẵn sàng để đạt được công việc thiết kế mơ ước của bạn và chúc các bạn thành công trên con đường đã chọn!

Biên tập: Thao Lee

Nguồn tham khảo

Cùng tác giả

#Tag

nghiên cứu ux nhà tuyển dụng Portfolio Thao Lee thiết kế portfolio ux/ui

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu?
Thời gian là một thứ vô cùng giá trị, điều này được nhắc nhiều và không cần phải bàn cãi thêm. Nhưng có vẻ như từ “giá trị” chưa đủ…
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
Seniors sẽ muốn ‘hack’ quy trình làm việc
“Juniors want to Skip the process. Seniors want to Hack the process.” (Tạm dịch: Juniors muốn bỏ qua quy trình. Còn Seniors muốn hack quy trình.) Trong lần gần đây…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế web 2022: Những vũ khí mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng (Phần 1)
Xu hướng thiết kế website thay đổi liên tục qua từng giai đoạn cũng như từng thời kỳ. Một trang web đẹp và hiện đại ngày nay có thể trông lỗi…
The Visceral Emotional
The Visceral Emotional
Con người hình thành cảm xúc với một đối tượng ở ba cấp độ: visceral (nội tạng), behavioral (hành vi) và reflective (phản xạ). Visceral Emotional (Cảm xúc nội tạng)…