Vì sao Designer cần học cách kể chuyện

Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám hiểm, vận chuyển, thợ săn, và nhiều loại công việc khác thường truyền miệng nhau những hành trình, trải nghiệm của họ bên đóm lửa, ly rượu khi đêm về. Vừa để bớt cô đơn trên đường phiêu lưu, vừa có thể bảo đảm lỡ may có chuyện gì xảy ra thì vẫn còn những di sản của mình được lưu lại.

Qua thời gian, Người kể chuyện thì dần học được cách sắp xếp câu chuyện theo những cấu trúc phù hợp, thay đổi từ ngữ, mạch văn, thỉnh thoảng lại thêm thắt những yếu tố hư ảo để tăng phần kịch tính, lúc đó chẳng có cách nào kiểm chứng.

Người nghe dễ bị lôi cuốn hơn khi nghe các câu chuyện có nhân vật giống – hoặc có những đặc điểm liên quan tới chính họ. Chúng ta, khi được nghe những câu chuyện như vậy sẽ để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng. Hồi hộp khi câu chuyện lên cao trào, thỏa mãn với một kết thúc mãn nhãn, có thể nói những câu chuyện hay sẽ dẫn dắt cảm xúc của người nghe.

Hơn thế nữa, kể chuyện còn là một kỹ năng giúp chúng ta sinh tồn và leo lên đầu chuỗi thức ăn. Không phải là răng nanh, móng vuốt sắc nhọn, sức mạnh khủng khiếp hay tốc độ vượt trội, lợi thế tiến hóa của con người là khả năng giải quyết vấn đề. Và loài người càng vượt trội hơn khi các vấn đề được giải quyết theo nhóm, lúc này câu chuyện sẽ giúp liên kết những dữ kiện, tạo ra mục tiêu chung và truyền cảm hứng cho tập thể.

Làm công việc sáng tạo, chúng ta dành ra rất nhiều thời gian và nỗ lực để biến những suy nghĩ trong đầu thành những thứ có thể nhìn thấy được. Với tất cả sự đam mê, designer có thể đã tạo ra những câu chuyện hay, nhưng lại thường quên không đầu tư cho việc kể, để rồi đáng tiếc nhìn chúng lụi tàn.

Khi nghe qua điều này, các bạn ít nhiều sẽ nghĩ: “Tôi không cần phải kể chuyện, hãy để design của tôi tự lên tiếng cho chính nó”. Mình cũng từng như vậy, và suy nghĩ này cũng không có gì sai. Nhưng sau nhiều năm đi làm, với nhiều lần thất bại mình nhận ra phải học cách kể chuyện vì:

  • Con người không hề lý trí như chúng ta tưởng, khách hàng hay người có quyền quyết định với dự án cũng vậy. Khi đứng giữa những sự lựa chọn khó khăn, họ sẽ đưa ra quyết định theo cảm tính. Và cảm tính thì được quyết định bởi cảm xúc của họ với sản phẩm.
  • Chúng ta tạo ra sản phẩm với mong muốn người dùng sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời. Vì thế chúng ta cần phải tìm ra câu chuyện của họ, biến sản phẩm của mình thành một điểm tích cực trong đó.
    • Trong mùa dịch nhiều hàng quán đóng cửa, nên phải gọi đồ ăn giao về nhà. Với danh sách món ăn phong phú, tài xế giao nhanh, Grab đã trở thành 1 điểm tích cực trong câu chuyện mùa dịch.
  • Thông qua việc kể chuyện, chúng ta có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Và khi chúng ta có thể hiểu được những gì họ đang trải qua, sự đồng cảm sẽ xuất hiện.
  • Thiết kế cũng giống như câu chuyện, nếu nó không thể được hiểu một cách hợp lý, nó là một thiết kế không thể hoạt động.
  • Có thể áp dụng việc kể chuyện vào ý tưởng, cách trình bày và giúp “bán” các sản phẩm dễ dàng hơn.

Bắt đầu luyện kỹ năng này không hề khó, môn tập làm văn từ hồi còn đi học đã giúp chúng ta có sẵn 1 nền tảng rồi, việc cần làm tiếp theo là áp dụng vào từng ngữ cảnh cụ thể. Với cấu trúc huyền thoại: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

  • Mở bài: Xác định bối cảnh cho công việc, vì sao nó lại quan trọng, vấn đề nào cần được giải quyết, và cần lặp lại điều này khi bắt đầu một giai đoạn mới của dự án.
  • Thân bài: Đưa ra các giải pháp, thiết kế của bạn đã dựa vào điều gì ở trên, thể hiện được thông tin gì, còn điều gì chưa thể giải quyết. Thể hiện được đầy đủ những lợi thế và giới hạn của từng giải pháp để dễ đưa ra quyết định hơn.
  • Kết bài: Giải pháp sẽ như thế nào nếu thành công, đây là lúc bạn đặt giải pháp vào bối cảnh (giống như việc chúng ta hay Mockup logo vào đâu đó). Hay cách mà giải pháp sẽ được ứng dụng trong tương lai.
  • Có thể tham khảo thêm vài cấu trúc khác ở đây.

Có thể khi làm thiết kế, chúng ta không cần phải tạo ra toàn bộ câu chuyện và cũng chưa chắc là người kể chuyện. Nhưng chỉ có bạn mới là người phù hợp nhất để kể câu chuyện bạn tạo ra, khi có cơ hội, hãy kể nó thật tốt!

Tác giả: Hoàng Nguyễn


Về chủ mục

Nguyễn Xuân Hoàng (Hoàng Nguyễn)

Sinh năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Nguyễn là một trong những cá nhân tiên phong trong lĩnh vực Product Design tại Việt Nam.

Anh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm công nghệ, trong đó với hơn 5 năm thiết kế sản phẩm cho các công ty công nghệ tại Silicon Valley. Anh có 4 năm liền làm Giám khảo chuyên môn cho Behance Portfolio Review, Halography tại Việt Nam.

Hoàng Nguyễn hiện tại là Co-Founder và Product Design Coach tại GEEK Up – công ty phát triển sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, anh từng viết bài cho GAM7, đóng góp nội dung sách: “EXPERIENCE – Xây dựng trải nghiệm trong thời đại khách hàng khó tính”, “Em muốn học thiết kế nhưng mẹ không cho!” và thường xuyên chia sẻ kiến thức chuyên môn cho cộng đồng.

Anh còn là Top Writer của 2 chuyên mục: Design, Creativity tại www.medium.com, nền tảng xuất bản kiến thức trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay.

Blog tiếng việt: https://hoang.moe/

Blog tiếng anh: https://hoangstories.medium.com/

Cùng tác giả

#Tag

Hoàng Nguyễn Nguyễn Hoàng product design Series Product design ux/ui

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Làm thế nào để lấy được những feedback chất lượng?
Ngày mà Design gửi phát duyệt luôn là ngày mà Trái Đất có hòa bình thật sự. Đây hẳn luôn là câu nói đùa cửa miệng của anh em Designer…
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
The Behavioral Emotional -Hành vi tình cảm
Tiếp tục với series bài viết về việc “Thiết kế tạo cảm xúc”, lần này mình sẽ chia sẻ về level 2: Behavioral Emotional. Các bạn có thể xem lại…