Xu hướng thiết kế chuyển động 2019 (Phần 1)

Đồ họa chuyển động là kho kiến thức vô tận giúp các nhà thiết kế có thể vô tư sáng tạo ra những hoạt ảnh đầy ấn tượng. Ngày nay công nghệ cho phép chúng ta thực hiện rất nhiều tính năng, nhưng đó cũng là trở ngại khiến bạn không biết nên tập trung vào điều gì. 

Chúng ta đã đi một chặng đường dài từ thời công nghệ cũ của sách lật flipbook và hoạt hình celluloid đen trắng, cho đến phát minh Adobe After Effects và Cinema 4D. Mặc dù tất cả đã thay đổi, nhưng cũng có một vài kỹ thuật không bao giờ mất đi sự quyến rũ đối với người xem. Giữa những công nghệ cũ (tiên phong) và những kỳ quan công nghệ mới nhất, dưới đây là một cái nhìn về xu hướng đồ họa chuyển động hàng đầu năm 2019.


1. Kinetic typography

Là nhà thiết kế, chúng ta có những quy tắc nhất định phải tuân thủ. Ví dụ như stock photo không được quá to hay thay đổi kích thước hình ảnh thì cần phải bấm phím Shift. Điều tương tự cũng xảy ra với chữ cái – chúng ta được dạy không bao giờ kéo giãn hoặc bóp méo chữ. Nhưng thực tế, typography gần như chẳng có chuẩn mực nào trong thiết kế đồ họa. Đôi khi, các quy tắc có thể được phá vỡ. Điều này dường như đang là xu hướng trong thế giới typography của đồ họa chuyển động. Chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều nhà thiết kế vượt qua các ranh giới của typography trong hoạt hình – kéo dài, xoắn, tạo pixel và biến đổi văn bản theo mọi hướng, chúng thường tạo thành các cấu trúc gần như 3D từ các chữ cái.

Video sau đây của A-Trak là một ví dụ hoàn hảo về xu hướng đồ họa chuyển động này khi kết hợp với font chữ sans-serif đơn giản.

Video thương hiệu dưới đây dành cho mạng lưới truyền thông, Basketball Forever. Toàn bộ ngôn ngữ hình ảnh của họ xoay quanh bản chất của từng từ, ‘basketball’ và ‘forever’, đây cũng chính chủ đề của video, tính liên tục và tốc độ có thể được nhìn thấy trong văn bản của video.


2. Chữ “bị bẻ gãy”

Một xu hướng quan trọng khác trong typography là chữ “bị bẻ gãy”. Đây không phải là một xu hướng mới, nhưng chúng ta có thể thấy cách sử dụng của nó đã lên một cấp độ khác. Các từ được sắp đặt theo nhiều cách khác nhau – chúng có thể xuất hiện dần dần, từng cái một, được đặt ở các cấp độ khác nhau hoặc các chữ cái có thể tách ra và trải rộng trên màn hình.

Chữ “bị bẻ gãy” được sử dụng trong video dưới đây minh họa một câu trích dẫn của đầu bếp Francis Mallmann. Những từ ngữ sâu sắc phơi bày trên màn hình tương quan với giọng nói của người kể chuyện. Chúng chuyển động một cách thi vị, mang đến một đại diện trực quan về ý nghĩa thực sự của từ ngữ. Ví dụ, từ “choices” phân tách ra, mỗi chữ cái xuất hiện ở một vị trí khác nhau trên màn hình và dòng chữ “growing up” được nâng cao hơn.

Chữ trong video dưới đây của Enle LiLiz Xiong cũng được sử dụng theo cách tương ứng hoàn hảo với ý nghĩa của các từ. Hãy chú ý cách bốn chữ cái “rain” vỡ tan thành những giọt mưa mỏng manh, được nhấn nhá bởi nhạc nền tuyệt vời của The Green Kingdom.


3. Hiệu ứng liền mạch

Hiệu ứng liền mạch là một trong những xu hướng sẽ mang đến cảm xúc cho chúng ta, đó là lý do tại sao chúng đã trở nên mạnh mẽ trong nhiều năm. Các nhà thiết kế đang áp dụng chúng với một phong cách hiện đại hơn. Việc bỏ đi các đoạn cắt giữa các cảnh giúp video có cảm giác rất trôi chảy, vì các cảnh tinh tế được hòa quyện vào nhau.

Trong The Confidante của Le Cube, các đoạn chuyển cảnh trở thành yếu tố then chốt, các cảnh chuyển đổi liền mạch trở thành các một cảnh mới. Vậy bí quyết là gì? Một phần của video hoạt động như một công cụ giúp thu hút sự chú ý của người xem vào hình ảnh đó, thay vì sử dụng các yếu tố khác để thay đổi ở hậu cảnh, thì việc biến đổi các đốm màu và hình dạng không xác định trở thành các ký tự và đối tượng ở cảnh tiếp theo.

Một kết quả tương tự đạt được trong một video âm nhạc của Pablo Lozano cho Tamara Qaddoumi. Video mô phỏng này đưa chúng ta vào một cuộc hành trình, vì dòng chảy các hình dạng trừu tượng giúp hình thành hiệu ứng chuyển tiếp mượt mà giữa các cảnh.


4. Đường nét thanh mảnh

Mặc dù đơn giản, nhưng chúng có vô số chức năng tuyệt vời để thiết kế, từ gợi ý hướng dẫn, giúp xác định hình dạng, phân tách giữa các yếu tố và hơn thế nữa. Khi có cơ hội di chuyển và nhảy múa xung quanh, khả năng biến đổi của các nét vẽ trở nên vô cùng ấn tượng. Bây giờ chúng ta có thể thấy việc sử dụng các đường nét trong thiết kế chuyển động ngày càng tăng, vì chúng được tích hợp và di chuyển để tạo ra các hiệu ứng khác nhau.

Đóng vai trò nổi bật trong The Canadian Experiment (do Clement Virgo đạo diễn), các đường nét mảnh được sử dụng làm đường viền của hình dạng, cũng như tạo thành các hoa văn trang trí trên quần áo của các nhân vật. Tại một thời điểm, các đường thẳng trở thành tiêu điểm – chỉ có các đường viền của các hình khối vẫn còn nhưng không được đổ màu, và cuối cùng chúng tạo ra một biểu tượng vector.

Theo dõi video Build Connections dưới đây, các đường nét được sử dụng theo cách tự do hơn. Nó trông giống như đang được vẽ tại chỗ, khiến hoạt ảnh xuất hiện như thể có một bàn tay thật đang phác họa, mũi tên hoặc các yếu tố khác tạo cảm giác như đang ở trong sổ ghi chép của ai đó. Một bầu không khí vui tươi được tạo ra bởi các đường bay xung quanh màn hình, phóng to, thu nhỏ và biến đổi tinh tế thành văn bản hoặc các yếu tố hình ảnh khác.


5. Hạt

Thật sự mà nói, không có gì dễ chịu bằng một không gian tối giản và tinh tế như phong cách thẩm mỹ của Nhật Bản. Nhưng cũng có đôi khi, chúng ta lại cảm thấy hứng thú với một chút không gian sống động bằng những yếu tố thị giác khác. Đó chính là lúc, thành phần thiết kế dạng hạt được sử dụng, nó như một công cụ giúp thiết kế chuyển động có cảm giác “nhiễu sóng” trên mặt phẳng của hình ảnh. Xu hướng đồ họa chuyển động này cũng có thể được tìm thấy trong hình minh họa, vì đây là một cách tinh tế và hiệu quả để thêm kết cấu vào hình ảnh vector, giúp cho hình ảnh thu hút hơn.

Việc sử dụng yếu tố dạng hạt trong video cho Lagunitas của Allen Laseter dưới đây, giúp nó có cảm giác thô ráp cùng với nội dung và âm thanh tuyệt đỉnh. Hãy tăng thêm tăng âm lượng cho trải nhiệm hiệu ứng một cách đầy đủ nhé!

Trong video thú vị được thiết kế cho Kênh YouTube Space Valley, yếu tố hạt được sử dụng để chuyển đổi các hình dạng 2D đơn giản thành các hình có kết cấu và chiều sâu. Nó cũng mang đến một sự phảng phất đầy hoài niệm của phong cách retro.


6. Chuyển động dạng chất lỏng

Tương tự như chuyển động dạng hạt, chuyển động dạng chất lỏng được sử dụng để thoát khỏi tính rập khuôn của hình học, hình ảnh vector. Chuyển động dạng chất lỏng cũng mang đến một cảm giác chuyển động vật lý cho một video đồ họa. Thay vì có những chuyển động và hiệu ứng rõ ràng, xu hướng này thêm các vệt màu nhiễu và chảy như chất lỏng trên màn hình, chúng biến thành những hình dạng mới và tạo ra một số hình ảnh thực sự thú vị trên quỹ đạo của nó.

Trong video của Upwork, chuyển động dạng chất lỏng được sử dụng để truyền đạt cảm giác sinh động và kịch tính.

Buck cũng đã thực hiện chuyển động dạng chất lỏng trong video dưới đây của Facebook trong Ngày Quốc tế Phụ nữ, chúng mang đến một cảm giác vui tươi bằng những màu sắc lướt qua màn hình như pháo hoa giấy. Bằng cách sử dụng chuyển động dạng lỏng, một cảm giác đầy mê hoặc được tạo ra làm cho đối tượng dễ tiếp cận và mang đến cảm giác gần gũi hơn cho người xem.


7. Kết hợp 2D với 3D

Hoài niệm là một công cụ mạnh mẽ trong thiết kế. Tất cả chúng ta đều thích nhớ lại những hoạt hình 2D kinh điển mà chúng ta đã xem khi còn nhỏ (Woody Woodpecker, Bugs Bunny và The Flintstones). Nhưng giờ đây, công nghệ cho phép chúng ta làm được nhiều hơn thế, các nhà thiết kế bắt đầu tích hợp phong cách 2D retro này với các kỹ thuật đồ họa chuyển động 3D hiện đại. Những loại hình động này trước tiên có thể trông phẳng, thậm chí giống như vẽ trên giấy, nhưng việc tích hợp các chuyển động của máy ảnh từ các góc khác nhau mang lại các yếu tố về âm lượng và độ sâu.

Đoạn giới thiệu bộ phim hoạt hình Away này có phong cách 2D quen thuộc, hoài cổ, nhưng dần dần bạn sẽ thấy yếu tố 3D xuất hiện để phóng to và xoay, làm cho các cảnh trở nên sống động.

Video hoạt hình dưới này của Motion Corpse có vẻ như cũng là một sự kết hợp giữa 2D và 3D ngay từ cảnh đầu tiên, nhưng về sau video đã có sự thay đổi sang 3D đáng ngạc nhiên.


8.  Kiểu chữ to, đậm

Một xu hướng nổi bật khác sẽ chiếm ưu thế trong thế giới của thiết kế chữ là dominant typography – kiểu chữ lớn. Chúng ta cũng có thể thấy xu hướng này đang được sử dụng trên nhiều trang web, vì nó mang lại cho các thương hiệu và nhà thiết kế cơ hội truyền tải thông điệp của họ to và rõ ràng, khẳng định họ là ai và họ đại diện cho điều gì.

Video sau đây, được thiết kế cho sản phẩm âm nhạc của G-Dragon, đã tập trung sử dụng vào kiểu chữ này. Lời bài hát đóng một vai trò quan trọng trong thông điệp chung giúp nhà thiết kế Le.Ho.An mang đến những hiệu ứng vô cùng ấn tượng cho video.

Một video khác của State Understated, với thông điệp tất cả chúng ta nên tìm thấy phong cách cá nhân của mình và hoàn thiện nó. Họ tin rằng quan điểm sống là việc tạo ra những thứ hay ho. Để nhấn mạnh điều này, video đã sử dụng kiểu chữ lớn tràn màn hình như một kỹ thuật và xu hướng ấn tượng, nhằm chuyển đổi giữa các phong cách và cảnh khác nhau. Tác phẩm này sẽ đưa bạn vào một cuộc hành trình từ hình ảnh 3D siêu thực, đến hình minh họa nổi dạng hạt, cùng với sắc thái retro.


9. Thiết kế Isometric 

Xu hướng isometric mô tả không gian ba chiều và các đối tượng trên màn hình hai chiều luôn là trung tâm của nhiều sự quan tâm, thảo luận và tranh cãi trong những năm qua. Chúng ta luôn tìm những phương pháp tốt nhất để áp dụng xu hướng này vào thiết kế. Trước kia, xu hướng Skeuomorphism đã có thời điểm vinh quang, nhưng giờ dường như đã trôi vào dĩ vãng, và được thay thế bằng thiết kế phẳng. Nhưng giờ đây, thiết kế Isometric đã có một chỗ đứng nhất định với nhiều kiểu ứng dụng khác nhau, nhằm thể hiện các yếu tố 3D trên màn hình.

Trong video bên dưới, các tính năng khác nhau của ứng dụng Gulotea được hiển thị trong một thế giới Isometric, chúng được tạo bằng kỹ thuật số và mang cảm giác vui nhộn để phù hợp với chức năng của ứng dụng.

Một thế giới ảo số hóa được truyền tải trong Guerlain: Météorites của JVG, với phong cách isometric, hi-res. Video dưới đây thể hiện vòng lặp 3D cho Guerlain Paris, được thiết kế bởi giám đốc nghệ thuật Peter Tarka.


10. Chủ nghĩa siêu thực kỹ thuật số

Một xu hướng nữa tiếp tục khuấy động cộng đồng thiết kế là hiệu ứng mô tả không gian ba chiều trên màn hình phẳng, một xu hướng mới đang bắt đầu xuất hiện: chủ nghĩa siêu thực kỹ thuật số. Phong cách này mô tả một thế giới ảo siêu thực, được tạo thành từ những hình ảnh và vật liệu rất sắc nét. Chúng là sự kết hợp giữa những điều quen thuộc với những điều chỉ có trong tưởng tượng. Sự giao thoa giữa thiết kế material và kỹ thuật số cho phép chúng ta thực hiện các chuyển động không thể có trong đời thực, từ bong bóng không bao giờ vỡ, đến các vật thể bay lơ lửng trong không trung bất chấp trọng lực, hay sự biến đổi kỳ diệu của chất lỏng thành chất rắn…

Video quảng cáo đồ họa chuyển động dưới đây, giới thiệu máy ảnh mới của Samsung bởi nghệ sĩ kỹ thuật số Daniel Aristizábal. Video mang đến hình ảnh quyến rũ của các vật thể quen thuộc kết hợp với những hành động hằng ngày.

Xu hướng này cũng được sử dụng với video của Moth Studio cho kênh TV, E4, kết hợp các nhân vật 3D với các mô tả về thiên nhiên bằng kỹ thuật số một cách vô cùng sống động.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: wix

Cùng tác giả

#Tag

motion graphic trend 2019 xu hướng 2019 xu hướng thiết kế xu hướng thiết kế chuyển động xu hướng đồ họa

iDesign Must-try

12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Xu hướng thiết kế đồ họa 2023 đang định hình thực tế mới
Bài viết này sẽ đi sâu vào các xu hướng thiết kế đồ họa hot nhất năm 2023. Cùng chúng tôi đánh giá kỹ lưỡng về những gì đang chờ…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Một nguyên nhân sâu xa cho sự lên ngôi của chủ nghĩa Tối đa được cho là hệ quả của sự tự do đột ngột sau đại dịch Covid-19 khi…
Xu hướng thiết kế UX/UI năm 2021 và sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ (Phần 2)
Xu hướng thiết kế UX/UI năm 2021 và sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, hôm nay hãy cùng iDesign tiếp tục dự đoán và tìm hiểu thêm 5 xu hướng thiết kế UX/UI mà bạn có thể tham khảo và…