Ý nghĩa của hình dạng: Phát triển cấu trúc thị giác

Bạn có cảm giác gì khi nhìn vào một hình tròn, hình vuông hay tam giác? Một đường cong mềm mại, nhẹ nhàng hay một vật thể có nhiều cạnh sắc nhọn có tạo cảm giác nào trong bạn không?

Cảm giác mà hình dạng mang đến cho bạn bao hàm ý nghĩa của riêng nó và là yếu tố quan trọng trong nguyên tắc hay tư duy thị giác.

Hình dạng có nhiều đặc điểm vô tận, mỗi đặc điểm lại truyền đạt những thông điệp khác nhau đến người xem. Bạn sẽ không thể thiết kế web mà không tạo ra hình dạng, ngay cả khi trang web đó không có gì ngoài những đoạn văn bản.

Vậy chúng ta có những loại hình dạng nào? Những hình dạng đó nói lên điều gì? Làm thế nào để tăng cường hoặc giảm đi các khái niệm bạn muốn truyền đạt?


Nguyên lý hình dạng

Tôi nhận ra tôi có thể truyền tải thông điệp
bằng màu sắc và hình dạng,
điều mà tôi không thể nói bằng một cách khác –
những điều ngay cả từ ngữ cũng
không thể diễn tả bằng lời.

—Georgia O’Keeffe

Hình dạng là các vùng hai chiều có ranh giới dễ nhận biết. Chúng có thể mở hoặc đóng, góc cạnh hoặc tròn, lớn hay nhỏ. Hình dạng có thể là hữu cơ hoặc vô cơ, tự do hoặc hình học và có trật tự.

Hình dạng có thể được xác định bằng màu sắc hoặc bởi sự kết hợp của các đường tạo nên cạnh. Các hình dạng đơn giản có thể được kết hợp để tạo thành hình dạng phức tạp hơn. Hình dạng phức tạp có thể được trừu tượng hóa để tạo ra các hình dạng đơn giản.

Các đặc tính khác nhau của một hình dạng truyền đạt tâm trạng và ý nghĩa khác nhau. Thay đổi các đặc điểm của một hình dạng sẽ thay đổi cách chúng ta cảm nhận hình dạng đó và làm thay đổi bản thiết kế. Có thể nói, hình dạng là cách giao tiếp mang hiệu ứng mạnh mẽ.

Các nhà thiết kế sử dụng hình dạng để:

  • Thiếp lập thông tin thông qua việc kết nối và phân chia
  • Diễn hoạt tượng trưng cho các ý tưởng khác nhau
  • Tạo chuyển động, kết cấu và chiều sâu
  • Chuyển tải tâm trạng và cảm xúc
  • Nhấn mạnh, tạo ra điểm nhấn nội dung
  • Dẫn mắt người đọc thông qua các yếu tố thiết kế

Các loại hình dạng

Hình dạng hình học là thứ mà hầu hết mọi người nghĩ là hình dạng. Vòng tròn, hình vuông, hình tam giác, kim cương được tạo thành từ các mẫu thông thường dễ nhận biết. Điều này thường xuyên cho thấy tính tổ chức và hiệu quả. Hình học gợi ý cấu trúc và có xu hướng đối xứng, mang lại cảm giác trật tự.

black cube

Hình dạng tự nhiên/hữu cơ không theo quy luật. Những hình này có nhiều đường cong và không đồng đều, mang lại cảm giác hài lòng và an ủi. Chúng vừa có thể là hình ảnh nhân tạo (các đốm mực), vừa có thể đại diện cho các hình dạng có trong tự nhiên như lá, đá và mây. Trên một trang web, các hình dạng hữu cơ thường được tạo ra thông qua việc sử dụng hình minh họa và nhiếp ảnh. Chúng là những hình dạng tự do, không đối xứng, truyền đạt cảm giác tự phát.

Image result for nature pattern

Các hình dạng trừu tượng có dạng dễ nhận biết, nhưng không có thật. Chúng là các phiên bản hình dạng hữu cơ hoặc đơn giản hóa, có đôi khi là một hình dạng trừu tượng mang tính minh họa. Typographic glyphs là các hình dạng trừu tượng để biểu diễn các chữ cái. Các biểu tượng là hình dạng trừu tượng để thể hiện ý tưởng và khái niệm. Một số hình dạng trừu tượng có nhận dạng phổ quát. Hãy nghĩ về một số biểu tượng bạn thấy trong phần mềm bạn sử dụng hàng ngày.

Image result for Typographic glyphs

Ý nghĩa của hình dạng

Có rất nhiều hình dạng và cũng có vô số sự kết hợp tài tình giữa chúng. Mỗi hình dạng lại truyền đạt ý nghĩa và thông điệp khác nhau nhưng thường là về văn hóa.

Đường tròn

Đường tròn không có điểm bắt đầu, cũng không có điểm kết thúc. Chúng đại diện cho sự toàn mĩ, tính vĩnh cửu và trong mọi nền văn hóa, hình tròn đại diện cho mặt trời, mặt đất, mặt trăng, vũ trụ và các thiên thể khác. Đường tròn được sử dụng để đề xuất các vật thể quen thuộc như bánh xe, quả bóng, nhiều loại trái cây. Chúng luôn khơi gợi cảm giác tròn vẹn và đủ đầy.

Đường tròn mang trong mình một chuyển động vô hạn, thậm chí lúc nào cũng như đang lăn. Bóng và đường kẻ có thể nâng cao cảm giác chuyển động này trong các đường tròn. Đường tròn duyên dáng, ấm áp, an ủi và tạo cảm giác yêu thương.

Tính vận động trong những đường tròn cho thấy năng lượng và sức mạnh. Tính trọn vẹn của đường tròn truyền tải sự vô hạn, đoàn kết và hòa hợp.

Đường tròn vừa mang ý nghĩa bảo vệ vừa mang lại cảm giác về sự hạn chế. Nó giam giữ mọi thứ bên trong, đồng thời cũng cung cấp sự an toàn và kết nối. Đường tròn còn gợi ý tưởng đến một cộng đồng, tính toàn vẹn và sự hoàn hảo.


Hình vuông và hình chữ nhật

Hình vuông và hình chữ nhật ổn định. Chúng là những hình dạng quen thuộc, đáng tin cậy và toát lên vẻ trung thực. Chúng có góc vuông và đại diện cho trật tự, toán học, tính hợp lý, hình thức. Hình chữ nhật là hình dạng hình học phổ biến nhất. Phần lớn văn bản chúng ta đọc đều được đặt trong hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Hình vuông và hình chữ nhật gợi ý sự phù hợp, hòa bình, vững chắc, an ninh và bình đẳng. Ngoài ra còn là sự quen thuộc và ổn định, và cũng không thể tránh khỏi độ phổ biến của chúng sẽ mang lại sự nhàm chán. Hình vuông và hình chữ nhật không phải là gợi ý hay khi muốn thu hút sự chú ý, nhưng ta có thể “nghiêng” chúng để tăng tính sáng tạo, bất ngờ. Hãy nghĩ về các trang web nghiêng với hình ảnh được đóng khung để càng thêm nổi bật.

Mỗi phần tử trên một trang web được xác định bởi một hình chữ nhật theo mô hình hộp css . Các trang web là hình chữ nhật được tạo thành từ hình chữ nhật nhỏ hơn và hình vuông.

Trong biểu tượng Phật giáo một hình vuông (trái đất) bên trong một vòng tròn (vĩnh cửu toàn bộ) đại diện cho mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.


Tam giác

Hình tam giác mang lại cảm giác ổn định khi phần cạnh của chúng giáp đất, nếu phần góc chọn là điểm chạm đất, cảm giác sẽ trở nên chông chênh, nguy hiểm. Chúng đại diện cho sự căng thẳng, hành động và sự công kích. Tam giác có năng lượng và sức mạnh, tính thúc đẩy ổn định/không ổn định của chúng có thể dẫn đến xung đột. Tam giác cũng mang tính cân bằng và có thể là biểu tượng cho luật pháp, khoa học hay tôn giáo.

Hình tam giác có thể chuyển động trực tiếp dựa trên cách mà chúng hướng mũi nhọn. Chúng thường được đề xuất sử dụng với các chủ đề quen thuộc như kim tự tháp, mũi tên và cờ hiệu. Về mặt tâm linh, tam giác đại diện cho ba ngôi tôn giáo.

Sức mạnh của hình tam giác cho thấy vẻ nam tính. Tính chất năng động cũng làm cho chúng phù hợp với một công ty công nghệ cao đang phát triển hơn là một tổ chức tài chính ổn định. Tam giác có thể được sử dụng để truyền đạt tiến trình, phương hướng và mục đích.


Vòng xoắn ốc

Xoắn ốc là biểu hiện của sự sáng tạo. Chúng thường được tìm thấy trong mô hình tăng trưởng tự nhiên của nhiều sinh vật. Vòng xoắn ốc truyền đạt ý tưởng về khả năng sinh sản, sinh, tử, sự mở rộng và biến đổi. Chúng là chu kỳ của thời gian, cuộc sống, các mùa trong năm và là hình dạng chung trong biểu tượng tôn giáo, thần bí.

Xoắn ốc di chuyển theo hai hướng và đại diện trở về cùng một điểm trên hành trình của cuộc sống với mức độ hiểu biết mới. Chúng đại diện cho niềm tin trong quá trình thay đổi, giải phóng năng lượng và duy trì sự linh hoạt thông qua sự biến đổi.

Xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ đại diện cho phép chiếu của một ý định và xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ thực hiện một ý định. Xoắn ốc kép có thể được sử dụng để tượng trưng cho các lực lượng đối lập.


Sử dụng hình dạng trong thiết kế web

Chúng ta sử dụng hình dạng để duy trì sự quan tâm trong thiết kế. Hình dạng có trọng lượng khác nhau là cách hiệu quả để tạo ra điểm nhấn và định hướng dòng chảy thị giác cho một thiết kế.

Hình dạng có thể truyền đạt độ sâu bằng cách thay đổi kích thước và vị trí của chúng. Hình dạng lớn hơn sẽ xuất hiện gần hơn và hình dạng nhỏ hơn sẽ xuất hiện xa hơn. Chồng chéo các hình là cách khác để tạo cảm giác về chiều sâu cho thiết kế của bạn.

Image result for geometric website design

Hình dạng nghiêng về phía nhân vật chính tạo cảm giác giới hạn, ngừng tiến bộ. Hình dạng nghiêng ra khỏi nhân vật chính tạo ấn tượng về sự tiến bộ bằng cách mở rộng không gian.

Cố gắng giữ hình nền đơn giản và có kích thước lớn để thu hút sự chú ý vào các thành tố phía trên. Đừng bao giờ sử dụng 3 đến 4 loại hình để truyền tải thông điệp trong khi bạn chỉ cần một hình để làm điều đó.

Cố gắng giới hạn số lượng và kích thước của hình dạng khi có thể để việc truyền đạt thông điệp của bạn trở nên rõ ràng hơn.


Kết

Những đường kẻ là khối xây dựng thiết yếu trong kiến thức và nguyên lý thị giác. Nếu bạn nghĩ đến việc tạo ra một thiết kế không cần sử dụng hình khối thì điều đó dường như không thể, vì ngay cả trang trống cũng là một hình dạng rồi.

Hãy luôn quan sát hình dạng trong môi trường xung quanh, trong thiết kế, suy nghĩ về bản chất của chúng và những gì chúng đang cố gắng “nói” với bạn. Giữ giấy bút bên mình và sẵn sàng nguệch ngoạc các hình dạng bạn vô tình “bắt” được, lưu giữ chúng như một bí mật và chờ cơ hội sử dụng chúng cho những thiết kế tương lai của mình nhé!


Tác giả: Steven Bradley 
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Vanseodesign

Cùng tác giả

#Tag

hình dạng hình học nguyên lý thiết kế thiết kế đồ hoạ ý nghĩa hình dạng

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…