Nghề hot tương lai: Nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo (AI)

Trong cuộc tranh luận giữa những nhà tiên đoán (doomsayer) – những người được thuyết phục rằng AI sẽ tự động hóa hầu hết mọi việc, với những người có niềm tin mãnh liệt vào AI – tin rằng cuộc cách mạng công nghệ này như tất cả những cuộc cách mạng trước đó, sẽ tạo ra nhiều công việc mới mà chúng ta chưa từng nghĩ đến, nhóm những người đặt niềm tin vào AI đang chiến thắng.

“Nghề tương lai” có mặt trong bài viết này gần như không tồn tại trong 5 năm trở lại đây. Đó là AI Interaction Designer (nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo). Tại x.ai – một công ty công nghệ ở New York – Diane Kim đang đảm nhiệm vị trí này.

Công việc

Một công ty đỉnh cao trí tuệ nhân tạo như x.ai rất tập trung vào việc hoàn thành những tác vụ đơn lẻ. Ở x.ai, thành công của Amy và Andrew (hai sản phẩm trí tuệ nhân tạo, được thiết kế cho vị trí trợ lý cá nhân) trong việc lên lịch các cuộc họp là một phần trong các sản phẩm tương tác được thiết kế cực tốt từ Diane. Đó là công việc của nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo, để đảm bảo rằng bất kỳ điều gì mà “trợ lý AI” của họ nói đều hữu ích, hợp lý và chặt chẽ, đồng thời thu hút người tham gia cuộc họp đến gần hơn với mục tiêu: lên lịch cuộc họp. Nhà thiết kế tương tác tạo ra và duy trì tính cách của nhân viên AI, làm cho trải nghiệm tương tác với các nhân viên này một cách tự nhiên và hiệu quả nhất có thể.

Để giúp các trợ lý AI của x.ai làm việc đạt hiệu quả như mong đợi, Diane phải xác định những phản hồi có thể cho một lệnh nào đó, sau đó soạn các yếu tố cốt lõi của câu trả lời đó trong “giọng nói” của Amy và Andrew, song song đó, cô phải tính toán tất cả các kết quả có thể xảy ra cho những người tương tác với họ – khách hàng, khách mời, bất kỳ ai có liên quan đến việc điều phối cuộc họp. Diane phải chú ý đến hành trình của người dùng và hành động tiếp theo mà người dùng hoặc vị khách sẽ thực hiện để cuộc họp được lên lịch nhanh nhất và dễ dàng nhất có thể. Điều này có nghĩa là phải dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về những thứ như cấu trúc cuộc đối thoại, các câu nói, ngữ pháp và lựa chọn từ ngữ thích hợp.

“Một trong những cách luyện tập có ích hơn” Diane nói, “là tự hỏi bản thân”, như “OK, nếu mình là một người trợ lý, cố gắng trở thành người trợ lý tốt nhất có thể, vậy mình nên trả lời phản hồi này như thế nào?”

Diane đã vẽ ra so sánh với các nhà thiết kế UX truyền thống. Trong khi nhà thiết kế trải nghiệm người dùng cho các trang web và ứng dụng có thể nghĩ về những thứ như “thanh nhấn” và “màu sắc” thì Diane lại nghĩ về cách các câu nói đơn giản tác động đến kết quả của người dùng. Ví dụ: Amy và Andrew không hỏi các câu hỏi mở. Khi Amy và Andrew cần thông tin, chúng hỏi những câu hỏi thẳng để có được thông tin đó nhanh nhất và đầy đủ nhất có thể. Như kiểu Amy có thể hỏi, “Bạn có thể tham dự cuộc họp vào [thời gian và ngày cụ thể] này được không?” thay vì “Khi nào bạn có thể tham dự cuộc họp?”

Tuy nhiên, không phải tất cả AI đều như vậy. Một trợ lý chung chung như Siri có thể hỏi “Hôm nay tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Đó là công việc của nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo, họ phải suy nghĩ qua từng tương tác một và tìm hiểu cách AI phản ứng để đạt hiệu quả với đúng nhiệm vụ của AI đó.

Một ngày trong cuộc sống

Các nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo thường mang nét tính cách giống các trợ lý AI của họ. “Chúng tôi thực sự có một quyển sách hướng dẫn phong cách sống cho họ”, Diane nói. “Những cụm từ họ nên sử dụng nhiều, những thứ họ sẽ không bao giờ nói, hoặc đặc điểm tính cách chung”. Những hướng dẫn này giúp Diane đảm bảo rằng Amy và Andrew luôn trông có vẻ giống như một trợ lý “quốc dân”.

Khi Diane tham gia x.ai, Amy và Andrew đã được phát triển trong một vài năm, rất nhiều công việc cơ bản đã được thực hiện. Phần lớn tính cách được định nghĩa bởi người tiền nhiệm của chúng, người có nền tảng là văn hóa dân gian và nhà hát.

“Khi tôi vào làm, phần lớn tính cách của Amy và Andrew đều đã được xác định”, Diane nói. Thay vì tạo nên tính cách cho các trợ lý từ đầu đến cuối, phần lớn thách thức đối với Diane là nhận chuyển giao những gì cô gọi là “khối kiến thức trừu tượng, kỳ lạ về Amy và Andrew”.

Vẫn còn rất nhiều thử thách chờ đợi Diane phía trước. Ở cấp độ rất cơ bản, một trợ lý AI cao cấp phải đi qua ba bước trong việc xác định cách tốt nhất để phản hồi yêu cầu. Đầu tiên là hiểu ngôn ngữ tự nhiên. AI nhìn vào những người đã nói và hỏi, “Vâng, bạn đã nói những gì với tôi? Điều đó có nghĩa là gì?”. Tiếp theo là lập luận – bây giờ AI hiểu được những gì đã nói, vậy phản ứng thích hợp là gì? Cuối cùng, phát ra ngôn ngữ tự nhiên, AI biên dịch một phản ứng từ cơ sở dữ liệu của đoạn văn bản, được viết bởi Diane và người tiền nhiệm.

Đối với một nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo như Diane, phần lớn công việc của cô ấy rơi vào bước thứ hai. Mỗi ngày, cô ấy đang đưa ra những câu trả lời để giúp Amy và Andrew phản ứng với những tình huống mới. (Những gì Amy và Andrew thực sự trao đổi với khách hàng trong email của chúng không được vẽ chính xác chi tiết cho mọi kịch bản – chúng đang tự quyết định viết cái gì dựa trên nhiều dữ liệu khác nhau – nhưng những từ ngữ thực sự đến từ nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo).

Diane thuyết trình ở SPACE10, Copenhagen

“Tôi nghĩ về những đặc điểm thường được gắn mác cho các trợ lý cá nhân”, cô giải thích. “Chúng tôi hy vọng chúng thực sự chuyên nghiệp, thân thiện, lịch sự, cẩn thận và vững chãi. Đây là những điều bạn mong muốn ở một người trợ lý tốt là con người”. Diane đã lấy những đặc điểm mong đợi đó, chuyển tải những điều đó thành phản ứng của Amy và Andrew.

Lên lịch một cuộc họp phức tạp hơn nhiều so với tưởng tượng của mọi người. Mặc dù tính cách và phạm vi ngôn ngữ của Amy và Andrew được xác định khá rõ vào thời điểm này, nhưng vẫn thường xuyên phát sinh các trường hợp hoặc sắc thái mới. “Số lượng kịch bản [để lên lịch cuộc họp] là theo cấp số nhân”, Diane nói, “nhưng trong những tình huống đó, như thể vũ trụ khép kín lại kiểu như là, ‘okay, Amy chỉ nói về thời gian và địa điểm’ “.

Đó là thách thức của giao diện trò chuyện người dùng. Người dùng có thể cung cấp một số lượng vô hạn các câu trả lời với vô số các cụm từ, và họ mong đợi Amy và Andrew biết chính xác cách trả lời. Không giống như một trang web hoặc ứng dụng truyền thống nơi bạn có thể có tối đa 10 tùy chọn tại bất kỳ thời điểm nào, bản chất của cuộc trò chuyện mở có nghĩa là nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo phải tính đến một số lượng hướng đi không giới hạn mà người dùng có thể có. Mục tiêu của họ là đảm bảo AI giúp mọi người hoàn thành nhiệm vụ mong muốn.

Công việc của Diane cũng được xác định bởi phương tiện trả lời của Amy và Andrew, trong trường hợp này là email. Thiết kế tương tác AI cho các phương tiện khác (nói, trò chuyện hoặc hộp thư thoại) cũng đưa ra một loạt các thách thức và sự lựa chọn khác nhau.

Trở thành nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo

Công việc của nhà thiết kế AI đòi hỏi một sự kết hợp thú vị giữa các kỹ năng: tâm lý học (hiểu người dùng), ngôn ngữ học (phân tích ngôn ngữ), khoa học máy tính (dịch từ tiếng Anh qua các mã code) … Diane, người có nền tảng về khoa học nhận thức tập trung vào tính toán, mô tả công việc của mình như một sự pha trộn giữa khoa học nhân văn và khoa học máy tính. Nó yêu cầu một lối thoát cho sự sáng tạo, nhưng bắt nguồn từ tư duy logic.

“Tôi nghĩ rằng có hiểu biết về tâm lý học hoặc ngôn ngữ học cùng với khoa học máy tính, sẽ rất hữu ích cho ngành nghề này,” Diane nói.

Trong khi công việc của nhà thiết kế tương tác AI là một công việc đa ngành, những kỹ năng mà họ luyện tập hàng ngày cũng như nhiều kỹ năng mà bất kỳ nhà thiết kế nào sử dụng. Bạn cần phải có khả năng thông cảm với người dùng và hiểu mục đích của họ, sau đó suy nghĩ một cách hợp lý về cách hướng dẫn họ thông qua một quy trình.

Giống như nhiều “công việc của tương lai” khác, công việc này vẫn đang được xác định. “Ngay cả đối với tôi, khi công việc ngày càng phát triển”, Diane chia sẻ, “Tôi vẫn đang tự thấy bản thân mình làm những việc khác nhau mỗi ngày”.

Tác giả: Đội ngũ x.ai
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: medium

Cùng tác giả

#Tag

Ai design designer người nổi tiếng nhà thiết kế nhà thiết kế tương tác trí tuệ nhân tạo UI ux

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 01/2024
Một cậu bé 13 tuổi được tuyển làm thực tập sinh cho Louis Vuitton; ‘Thiếu niên và chim diệc’ giúp đạo diễn Hayao Miyazaki giành Quả Cầu Vàng đầu tiên…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
‘Products of Place’ Giới thiệu trí tuệ nhân tạo trong thiết kế sản phẩm bền vững
“Products of Place” là một nỗ lực khám phá cách mà trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm bền vững…