Nguồn gốc của tư duy thiết kế và những người đã góp phần tạo ra nó (Phần 1)

Tư duy thiết kế là gì, và tại sao khái niệm này vẫn còn nhiều sức ảnh hưởng đến tận ngày nay?

Tư duy thiết kế gần đây đã được đề cập đến trong giới kinh doanh thông qua các ấn phẩm của Tạp chí Doanh nghiệp Harvard và tạp chí Forbes. Nó được mô tả như “một phương pháp cho sự đổi mới” và là “công cụ thiết yếu để đơn giản hóa và mang lại tinh thần nhân đạo.”

Dù thường xuyên được đề cập trên các trang tin tức nhưng tư duy thiết kế không phải là điều gì đó mới mẻ. Khái niệm này đã được khởi xướng và dần dần phát triển từ những năm 1960. Trong hơn 50 năm qua, tư duy thiết kế đã “xâm chiếm” mọi lĩnh vực từ sáng tạo đến khoa học xã hội và máy tính.

Điều gì làm cho tư duy thiết kế trở nên riêng biệt?

Tư duy thiết kế vô cùng linh hoạt và đa dạng trong cách tiếp cận, điều này khiến nó trở nên độc đáo và cũng là lý do tại sao tư duy thiết kế được áp dụng như một thuật ngữ bao quát cho các dự án đa ngành. Gần đây, tư duy thiết kế đã có thể tự theo dõi và đo lường chính mình theo định lượng – một mẹo nhỏ học hỏi từ các lĩnh vực kinh doanh.

Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn từ tổng quát đến chuyên sâu, theo cả chiều dài lịch sử lẫn chiều ngang về độ ảnh hưởng của khái niệm ‘tư duy thiết kế’. Hãy tạm quên những gì bạn biết và xem đây là điểm dừng đầu tiên cho hành trình của riêng bạn.


1960–1980:  Khi ‘thiết kế’ tái khẳng định quyền năng của mình

Những gì thiết kế làm được trong suốt 20 năm, từ 1960–1980, không chỉ tái xác định ‘năng lực’ của nó mà còn dự báo những tiềm năng ứng dụng vô hạn trong tương lai. Thời kỳ tương đối ngắn nhưng bùng phát này đã chứng kiến sự ra đời của hai phương pháp tiếp cận rất khác nhau trên toàn cầu.

Nước Mĩ những năm 60 luôn chú trọng đến “Khoa học trong thiết kế”

Trong những năm 60, các ngành nghề ở Mỹ như thiết kế công nghiệp và thiết kế sản phẩm đã tiến những bước nhỏ đầu tiên để bỏ xa kỹ thuật và khoa học. Dù vậy nó đã không đi quá xa. Thiết kế công nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên thực tế có thể xác định được, những thứ có thể được chứng minh, đo lường và cải tiến.

Trong nhiều trường hợp, nơi làm việc của nhà thiết kế nằm trong một phòng thí nghiệm của trường đại học hoặc trên một sàn nhà máy – không phải là căn gác studio thời thượng phía trên quán cà phê tốt nhất trong thị trấn.

Các môn học như ergonomics và Design Science (tạm dịch: Khoa học về thiết kế) đã xác định các giải pháp thiết kế và những nhà thiết kế có chuyên môn cao.

Khoa học thiết kế được hình thành bởi nhà phát minh Buckminister Fuller tại MIT vào giữa những năm 50. Trong giai đoạn đó, Fuller đã tạo ra các đội thiết kế bao gồm những chuyên gia từ nhiều ngành để giải quyết các lỗi hệ thống, và gọi đó là Khoa học thiết kế:

“… Việc ứng dụng hiệu quả các nguyên tắc của khoa học vào thiết kế giúp ta có ý thức về môi trường xung quanh, giúp các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất đáp ứng nhu cầu nhân loại mà không làm gián đoạn quá trình tự nhiên trong hệ sinh thái”. –  Buckminister Fuller.

Ông đã tạo ra các phương pháp đánh giá có hệ thống, thiết kế và giải quyết các vấn đề. Mục tiêu của ông rất lớn. Ông muốn sử dụng tiềm năng của khoa học công nghệ để nâng cao phúc lợi và tiêu chuẩn sống của mọi người.

Những gì ông đã làm trong thập niên 50 và 60 cộng hưởng với tư duy thiết kế ngày nay, nhóm của ông không thực sự là những nhà thiết kế nhưng là những người đủ chuyên môn trong lĩnh vực của họ và cùng đóng góp hết mình để thực hiện mục tiêu của dự án.


Scandanavia những năm 60 tiêu biểu cho
“Thiết kế mang tính hợp tác”

Tại cùng một thời điểm, như một sự đối lập với Fuller, thiết kế mang tính hợp tác của người Scandinavia cũng đã có được một khởi đầu thuận lợi. Không giống với các nhóm lắp ráp có chuyên môn cao ở Mỹ, họ đã mời tất cả mọi người tham gia vào cuộc thảo luận về thiết kế.

Thay cho quy trình khép kín và chọn lọc cẩn thận, những nhà thiết kế ở đây đóng vai trò là điều phối viên hoặc người hướng dẫn, với tất cả mọi người từ các chuyên gia đến công nhân và cư dân cùng thiết kế sản phẩm và dịch vụ mà họ muốn sử dụng.

Nhiều dự án có tính sáng tạo cao như Utopia, NJMF, DEMOkratiske Styringssystemer, DEMOS, TIPS và DUE được phát triển để giúp người lao động, công đoàn, các nơi làm việc và thậm chí các cơ quan chính phủ giải quyết sự thay đổi của môi trường làm việc như một phản ứng đối với việc giới thiệu các công nghệ mới.

Thiết kế hợp tác Scandinavia dựa trên niềm tin rằng mọi công nhân “có quyền và nghĩa vụ tham gia vào các quyết định” liên quan đến hệ thống nào được phát triển và cách các hệ thống đó được thiết kế.

Vào giữa năm 1980, sự hợp tác thiết kế của người Scandinavia đã giúp phương pháp này vượt qua Đại Tây Dương, đến Hoa Kỳ và được biết đến rộng rãi hơn. Trong những năm qua, thiết kế hợp tác Scandinavia cũng được biết đến như phương pháp tiếp cận tài nguyên tập thể và gần đây hơn là phát triển hệ thống hợp tác thử nghiệm.


Điều tôi phải chỉ ra ở đây cho bất cứ ai sinh ra sau thập niên 1980 – vâng, tôi là một trong số họ – đó là khoảng thời gian giữa những năm 1960 – 1980 là thời điểm đầu tiên con người thiết kế những thứ trừu tượng như phần mềm và tương tác.

Điều khá hấp dẫn là ở giai đoạn đầu của việc thiết kế phi vật lý, nghề thiết kế được xem như một phần của khoa học xã hội như tâm lý học, xã hội học, lĩnh vực giúp nhà thiết kế hiểu hơn về cách mọi người phản ứng với một cỗ máy.


1956

Buckminster Fuller, vào năm 1956, chính thức giảng dạy môn Khoa học Thiết kế Dự đoán Toàn diện (CADS) tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật Sáng tạo của MIT.

Các thí nghiệm của ông chủ yếu áp dụng phương pháp khoa học để tạo ra thiết kế. Cách tiếp cận của Buckminister được sử dụng bởi những đội ngũ kỹ sư ưu tú, các nhà thiết kế công nghiệp, các nhà khoa học vật liệu và các nhà hóa học trong quá trình đổi mới. Ông được biết đến với những mái vòm trắc địa, Dymaxion carTriton city, mái vòm “Fly’s Eye” và các thuật ngữ như “Spacship Earth” và sự hợp lực cộng đồng (synergetic).

“Nghề thiết kế là sự pha trộn đặc biệt giữa tính nghệ sĩ, nhà phát minh, người chế tạo máy, nhà kinh tế và chiến lược gia phát triển sản phẩm.”


1960–1980

Sự hợp tác thiết kế của người Scandinavian là một cách tiếp cận rất khác với thiết kế toàn cầu vào thời điểm đó. Thật không may, rào cản ngôn ngữ làm cho phong trào thiết kế này không được ghi nhận như những phong trào khác trong thời gian đó.

Thiết kế hợp tác Scandinavia từ những năm 60 đã dẫn đến nhiều  sự phát triển trong tương tác máy tính của con người và thiết kế dịch vụ. Cách tiếp cận Scandinavian vẫn còn hiện diện và là nét đặc trưng cho đến ngày nay, có cùng mục tiêu đã có hơn 50 năm trước đây về việc được hợp nhất và chế độ dân chủ.


1969

Herbert Simon đã xuất bản cuốn sách “The sciences of the artificial (tạm dịch: Các nghiên cứu khoa học về sự nhân tạo) vào năm 1969, cho phép thiết kế một loạt các phân loại và tham số mới. Simon lập luận rằng mọi thứ được thiết kế nên được xem là vật thể nhân tạo – trái với tự nhiên.

“Các kỹ sư, và nói chung là các nhà thiết kế, đều có trách nhiệm với cách mọi thứ được tạothành – làm thế nào để chúng đạt được mục tiêu, chức năng, và sứ mệnh của mình.”


1971

Victor Papanek đã bàn luận về bối cảnh thiết kế trong cuốn sách “Design for the Real World xuất bản năm 1971. Ông đã tích hợp Nhân chủng học vào thực hành thiết kế tron nỗ lực thiết kế nên những thứ có trách nhiệm xã hội và sinh thái. Trong quá trình sự nghiệp của mình, kéo dài đến cuối những năm 1990, Papanek đã áp dụng các nguyên tắc thiết kế trách nhiệm xã hội trong các dự án hợp tác với UNESCO và Tổ chức Y tế Thế giới.

“Thiết kế phải là một công cụ đa ngành, có tính sáng tạo cao và tính chất đổi mới đáp ứng nhu cầu của con người. Nó phải được định hướng và nghiên cứu nhiều hơn, chúng ta cần ngừng làm vẩn đục Trái đất bằng các vật thể và cấu trúc được thiết kế kém.”


1973

Horst Rittel và cộng sự Melvin M. Webber lần đầu tiên đặt ra thuật ngữ Wicked problems vào năm 1972, ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên cố gắng xác định lý thuyết thiết kế đồng thời tập trung vào các phương pháp thiết kế. Không giống như những người tiền nhiệm của mình, ông đã đấu tranh cho tầm quan trọng của trải nghiệm và nhận thức của con người khi thiết kế. Lần đầu tiên Phenomenology (tạm dịch: hiện tượng học) được đưa vào thiết kế trải nghiệm.


1980–1990

Làn sóng thứ 2 của tư duy thiết kế giúp tách bạch những ai mới là người có sức sáng tạo cao. Nhà nghiên cứu Nigel Cross và Donald Schön đã thực hiện các nghiên cứu sâu về quy trình thiết kế và cách các nhà thiết kế có được những ý tưởng mà không ai khác làm được.

Họ quan sát các nhà thiết kế khi họ ở một mình và trong lúc làm việc nhóm, chú ý từng thói quen cá nhân, cách các nhà thiết kế tư duy để đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhất quán.

Những nghiên cứu về quá trình thiết kế này đã mở ra cánh cửa cho các ngành nghề khác, giúp mô phỏng quá trình sáng tạo, giải quyết vần đề và các kỹ thuật tư duy sáng tạo.


1982

Nigel Cross là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tương tác giữa con người và máy tính trước khi ông bắt đầu nghiên cứu phương pháp thiết kế. Designerly ways of Knowing là cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh mẽ của ông, nói về những yếu tố tác động đến suy nghĩ của các nhà thiết kế và vì sao họ lại đưa ra quyết định khác với những người còn lại.

“Mọi người đều có thể thiết kế. Ta thiết kế khi đang lên kế hoạch cho điều gì đó, phiên bản mới của một công thức toán, cách bày trí mới cho đồ dùng nội thất trong nhà, hay cách sắp xếp của một trang web cá nhân. […] Vì vậy, tư duy thiết kế là thứ gì đó vốn có trong nhận thức của con người; là phần quan trọng của những gì làm cho chúng ta trở thành con người.”


Tác giả: Jo Szczepanska

Người dịch: Nhan Pham

Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

America Cooperative Design Design Science design thinking Nguồn gốc tư duy thiết kế Nhan Pham scandinavi

iDesign Must-try

Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Tất tần tật về nguyên lý thiết kế - Design Principle
Hai năm gần đây có lẽ là những năm đầy biến động khi dịch Covid-19 bùng phát và công việc của chúng ta không ngừng gián đoạn. Điều này cũng…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
/Tách Lớp/ Hip, Hip, Hurrah! - Khúc ngân vang từ xứ Skagen
/Tách Lớp/ Hip, Hip, Hurrah! - Khúc ngân vang từ xứ Skagen
“Nhắc đến Krøyer là nhắc đến những bức tranh ngập tràn ánh nắng mộng mơ và niềm vui mùa hè, những bữa tiệc của tuổi trẻ, niềm hạnh phúc và…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
10 điều bạn nên biết về nghệ sĩ KAWS
10 điều bạn nên biết về nghệ sĩ KAWS
Người nghệ sĩ đang làm điên đảo thế giới nghệ thuật
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
6 bức tranh lột tả chính xác nền văn hóa ‘đậm chất Mỹ’ của thế kỷ 20 từ Norman Rockwell
Norman Rockwell nổi tiếng với những hình ảnh lý tưởng về lịch sử Hoa Kỳ