Sơ lược về phong trào thiết kế: Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

“Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism) là một trong những phong trào nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, đầy tham vọng và không kém phần đau thương nhọc nhằn.”– Justin Reynolds – chia sẻ.

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 01

The Construction of Architectural and Machine Forms, Yakov Chernikhov, 1931.

Chủ nghĩa kiến tạo là một triết lí nghệ thuật và kiến trúc bắt nguồn từ Nga năm 1919, thời điểm mà phong trào cách mạng Nga năm 1917 đã và đang nổi dậy mạnh mẽ và cũng là lúc chính quyền Xô-viết xây dựng chế độ chủ nghĩa cộng sản.

Trong suốt những năm 1920, những nghệ sĩ theo chủ nghĩa kiến tạo đã hình thành lối kiến trúc, thiết kế đồ họa, phim ảnh và phong cách thiết kế hoàn toàn mới với những kĩ thuật sản xuất đại trà giúp Nga đi từ một nước nông nghiệp chuyển sang công nghiệp.

Những nghệ sĩ theo chủ nghĩa kiến tạo chủ trương bác bỏ ý kiến rằng nghệ thuật tách ly khỏi xã hội: Với họ, mọi loại hình nghệ thuật và thiết kế đều là công cụ chính trị. Nói ngắn gọn, nước Nga là chất liệu còn việc xây dựng chính quyền Xô-viết là một dự án nghệ thuật quy mô lớn.

Chủ nghĩa tối thượng

Người Nga lấy trường phái dã thú Cubism làm nền tảng để phát triển chủ nghĩa tối thượngSuprematism,một trường phái tìm kiếm sự tự do phóng khoáng trong nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc dựa trên những giá trị truyền thống đại diện.

Loại hình nghệ thuật mới mẻ này cho phép nghệ sĩ kết hợp tự do những hình dạng nguyên thủy, những thứ làm nền tảng cho những phong trào nghệ thuật và kiến trúc mới lạ.

Thiết kế đồ họa và nhiếp ảnh

Chủ nghĩa kiến tạo áp dụng yếu tố thiết kế hình ảnh trừu tượng nhất quán thể hiện qua các quy tắc thiết kế đa dạng. Do đó, lĩnh vực thiết kế đồ họa ở Xô-viết là sự kết hợp giữa lý thuyết mới lạ và yếu tố chính trị.

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 02

Beat the Whites with the Red Wedge, El Lissitzky, 1919, mô típ thiết kế trừu tượng tuyên truyền về chiến tranh.

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 03

Quyển sách nổi tiếng củaAlexander Rodchenko và Varvara Stepanova! Tấm poster (1924) có sự kết hợp giữa những yếu tố hình học cơ bản và màu sắc đơn giản để quảng cáo về chiến dịch giáo dục cho người lao động.

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 04

Nghệ sĩ chủ nghĩa kiến tạo,El Lissitzky, 1924. Ông là người tiên phong trong nghệ thuật cắt dán ảnh chụp thuần túy vào những thập kỉ trước sự ra đời của Photoshop.

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 05

Tác phẩm Stairs,Alexander Rodchenko, 1930. Ông là người tiên phong trong phong cách e-líp thường thấy ở các bức ảnh đương đại ngày nay.

Kiến trúc

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 06

Melnikov House, một trong những tòa nhà còn sót lại củaKonstantin Melnikov, lối kiến trúc đặc trưng vẫn còn được lưu lại sau hơn 100 năm.

Những công trình kiến trúc của chủ nghĩa kiến tạo đã thổi một chút mới lạ vào từng con đường xưa cũ tại Nga. Trong suốt những năm 1920, những công trình kiến trúc nguyên sơ với sự kết hợp tuyệt vời giữa những khối đá hình vuông, trụ và tròn mọc lên khắp nơi dọc theo những lâu đài cổ kính và trên chóp của nhà thờ Chính thống.

Tương tự như trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, những nghệ sĩ chủ nghĩa kiến tạo đã áp dụng nguyên lý thiết kế hình ảnh của chủ nghĩa tối thượng vào các thiết kế nhà máy, tòa nhà phức hợp cao tầng, hội quán công nhân và tòa tháp radio.

Sự chấm dứt đột ngột

Chủ nghĩa kiến tạo kết thúc khi chính quyền trở nên hỗn loạn sau sự ra đi của Lê-nin năm 1924 và chế độ độc tài của Stalin.

Chủ nghĩa Stalin nói rằng quan niệm về cái đẹp của chủ nghĩa kiến tạo là thái quá, cho nên nó không phải là một công cụ đấu tranh chính trị hiệu quả. Họ cũng cho rằng tất cả những thiết kế trong tương lai cần tuân theo phong cách tân cổ điển của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩaSocialist Realism.

Những nghệ sĩ theo chủ nghĩa kiến tạo từ chối giải nghệ đã phải chạy trốn khỏi nước Nga để sống ở Gulag vì không muốn bị cảnh sát liên bang ghé thăm.

Di sản để lại

idesign soluocvephongtraothietkechunghiakientao 07

Trụ sở chính CMA CGM được thiết kế bởiZaha Hadid (Image © Iwan Baan).

Những tòa nhà theo phong cách chủ nghĩa kiến tạo từ những năm 1920 vẫn còn tồn tại trên đất nước Nga, tượng trưng cho lời nhắc nhở của một tương lai trong tưởng tượng chưa từng tồn tại.

Tuy nhiên, di sản thật sự của phong trào này không hẳn là những công trình được xây dựng và thiết kế suốt những năm 1920 mà chính là yếu tố khơi dậy những giấc mơ: Bản tuyên ngôn, lý luận, các bản vẽ thiết kế và những dự định còn dang dở.

Bauhaus và thiết kế phẳng

Phong cách thiết kế của chủ nghĩa kiến tạo sử dụng các đường kẻ, hình dạng, màu đơn sắc và thứ tự vẫn còn mang dấu ấn đậm nét trong thiết kế ngày nay. Nó được truyền tải thông qua Bauhaus vàNew Typographers of Weimar Germany sang cho những nhà thiết kế Thụy Sĩ vào những năm 1950 và 1960, người đã tạo ra phong cách quốc tế và thiết lập những quy chuẩn trong ngành thiết kế đương đại: ví dụ như xu hướng hiện hành trong ngành thiết kế phẳng.

Phương pháp thiết kế đầy chính xác và hệ thống, không bị chi phối bởi cảm xúc của chủ nghĩa kiến tạo vẫn là nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế ngày nay. Đây sẽ là nền tảng rằng những vấn đề thiết kế sẽ được giải quyết thông qua quy trình khách quan chứ không phải là cơ hội để cá nhân bày tỏ quan điểm.

Tác giả: nhân viên tại Creativebloq – Justin Reynolds
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá chủ nghĩa kiến tạo constructivism Kiến thức lịch sử nghệ thuật lịch sử thiết kế lịch sử thiết kế của nước nga phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Vladimir Tatlin (Phần 1)
Vladimir Tatlin (Phần 1)
Kiến tạo là phong trào nghệ thuật hiện đại cuối cùng và có sức ảnh hưởng nhất bùng nổ ở Nga trong thế kỷ 20. Nó cũng góp phần cực…
Chủ nghĩa Kiến tạo (Phần 2)
Chủ nghĩa Kiến tạo (Phần 2)
“Vào năm 1918, nghiên cứu về thể tích và kiến tạo vật liệu khiến cho việc bắt đầu kết hợp các vật liệu như sắt và kính, những chất liệu…
Chủ nghĩa Kiến tạo (Phần 1)
Chủ nghĩa Kiến tạo (Phần 1)
El Lissitzky gọi những bức tranh Proun của mình là “nhà ga nơi người ta chuyển chuyến từ hội hoạ sang kiến trúc”, các tác phẩm mang tính kiến trúc…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…