Vì sao thiết kế cần tách ra khỏi nghệ thuật và giao thoa với cuộc sống?

Nếu bạn tin rằng nghệ thuật là phương tiện mạnh mẽ giúp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc chúng ta cần những nhà thiết kế tốt nhất có thể để làm điều ấy là rất hợp lý.

“Bạn nhấn chuông cửa bằng ngón cái hay những ngón tay còn lại?” Đó là loại câu hỏi mà nhà phê bình thiết kế cho The International New York Times đặt ra khi bà suy nghĩ về thiết kế – mọi loại hình cần thiết – và vai trò lo lớn của nhà thiết kế trong việc thay đổi cuộc sống của chúng ta.

Tuy nhiên câu trả lời của bà bật mí khá nhiều về cách bà nhìn nhận sự tiến hóa của thiết kế.

“Càng lớn tuổi thì bạn sẽ càng có xu hướng nhấn chuông cửa bằng những ngón tay khác ngoài ngón cái,”

Bà viết trong quyển sách luận văn mới nhất của mình, Hello World: Where Design Meets Life. “Nếu còn trẻ, bạn sẽ sử dụng ngón tay cái bởi hoạt động này đã được tôi luyện kĩ lưỡng thông qua hoạt động nhắn tin hoặc cố gắng hạ gục quân thù trong trò chơi điện tử, do đó ngón cái sẽ trở nên mạnh mẽ và nhanh nhẹn hơn bất kì ngón tay nào khác.”

Rawsthorn nêu điều này và các hành vi đời thường khác để cho thấy tác động của công nghệ đến lĩnh vực thiết. Hành trình thiết kế đồ họa, sản phẩm và thiết kế tương tác trở nên quan trọng trong mọi trải nghiệm của chúng ta ngày nay. Không lạ gì khi trong lúc Rawsthorn diễn thuyết, những người quan tâm đến tác động của thiết kế đều dành tâm lắng nghe. Gần đây tôi đã trao đổi thư tín với bà để hiểu thêm về nhiệm vụ kích thích cộng đồng tư duy hợp lý hơn về thiết kế của bà.

“Thiết kế là một trong những động lực mạnh mẽ nhất trong cuộc sống của chúng ta, dù bản thân có nhận thấy điều đó hay không. Đồng thời nó cũng có thể truyền cảm hứng, trao quyền năng và thực hiện khai sáng,” bà chia sẻ với tôi. Ví dụ, nhà toán học xứ Wales vào thế kỉ thứ 16 Robert Recorde đã “phát minh” ra dấu bằng khi ông quá mệt mỏi với việc viết từ “bằng với” và tìm ra cách tiện lợi hơn để truyền tải ý nghĩa của nó. “Việc chọn một cặp đường thẳng song song với độ dài bằng nhau là một giải pháp mang nhiều cảm hứng, một ví dụ tuyệt vời của quyền năng thiết kế [đồ họa] trong quá trình giải quyết một vấn đề thực tế,” bà viết. Có vô số những ví dụ khác về các biểu tượng được thiết kế khéo léo và không phải tất cả đều được hoàn thiện từ đầu. Sự hiện diện của hashtag và biểu tượng @ trên nền tảng kĩ thuật số cũng là những ví dụ rất thành công về sự hợp lý hóa trong thiết kế chứ không phải là sản phẩm được sáng tạo ra.

Rawsthorn nói thêm, “Tôi luôn bị ngạc nhiên khi nhiều người vẫn không thể biết cách trân trọng những phẩm chất này.” Có lẽ là bao gồm những biên tập viên tại các nhà xuất bản lớn coi thiết kế là một phần trong hệ thống sinh thái thương mại lớn hơn. Tuy nhiên phương pháp của Rawsthorn là tìm hiểu xu hướng và chức năng trước rồi sau đó mới đến lợi ích thương mại. Bà nói tiếp “Với vai trò của một nhà văn, tôi thấy rằng thiết kế vẫn luôn mang nhiều điều kì diệu bởi nó biến hóa đa dạng và luôn thay đổi, khiến tôi phải liên tục đánh giá lại hiểu biết của mình về lĩnh vực này.”

Như tiêu đề của quyển sách gợi ý, các bài luận trong Hello World: Where Design Meets Life kích thích sự lạc quan thận trọng để nhà thiết kế có khả năng làm điều thật sự đúng đắn. “Thiết kế luôn trong hành trình khiến cuộc sống tốt đẹp hơn, tuy nhiên thật không may là không phải lúc nào nó cũng đạt được mục tiêu ấy,” Rawsthorn chia sẻ. “Chúng ta đều có thể nghĩ đến các ví dụ về dự án thiết kế, thậm chí là những dự án tốt nhất, và điều này có thể khiến cuộc sống trở nên tồi tệ thay vì đẹp hơn.

“Một trong những ví dụ tai tiếng nhất là thiết kế phiếu bầu cử dành cho đợt bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 ở Palm Beach County, Florida,” Rawsthorn giải thích. “Thiết kế được thay đổi để mang lại sự rõ ràng và dễ đọc nhưng lại gây bối rối với những người bầu cử và có thể thay đổi không chỉ kết quả của phiếu bầu mà là toàn cảnh cuộc bầu cử.”

Thiết kế có thể trao quyền cho con người, và đối với Rawsthorn, hành trình tăng cường sức ảnh hưởng của thiết kế là con đường lý tưởng. Tuy nhiên bà cũng thừa nhận rằng sự tước quyền, giống như trường hợp của việc chác treo, là một hậu quả của các yếu tố thiếu chủ ý. “Tôi chưa từng gặp một nhà thiết kế nào muốn thiết kế của mình bị rối loạn về chức năng, tạo nên sự vô vọng, đánh mất giá trị hay tước đi quyền hạn của ai đó, nhưng đôi khi nó lại có thật,” bà nói. “Không phải lúc nào nó cũng là lỗi của họ. Một vài dự án thiết kế gây thiệt hại bởi cách thức mà nó được áp dụng. Ban đầu vi-rút máy tính được thiết kế dưới hình thức tự động nhân bản những phần mềm có thể được cài đặt từ xa mà không cần đến ý thức con người, và nó không có định hướng trở nên ác tính. Nhưng thực tế thì ngược lại. Đáng buồn thay, việc khởi tạo các loại vi-rút cho mục đích phá hoại được thực hiện công khai.”

Nhiều nhà thiết kế tự động có ý thức kiểm soát môi trường, vì thế Rawsthorn chấp nhận rằng thiết kế thường chìm đắm trong khát khao có được quyền lực. “Tuy nhiên điều đó không khiến nó trở nên [ác tính]”, bà chia sẻ. “Hãy lấy ví dụ của một dự án thiết kế thông tin như hệ thống biển báo hiệu đường bộ hoặc bản đồ tàu ngầm, chúng mang sứ mệnh tạo ra lợi ích bằng cách hỗ trợ người dân hiểu được môi trường đi lại, hướng dẫn di chuyển an toàn và hiệu quả. Chúng đảm bảo rằng chúng ta đến địa điểm được chọn đúng giờ và toàn vẹn. Chúng ta chịu sự kiểm soát của thiết kế biển báo hiệu hoặc bản đồ thông qua quá trình ấy theo một cách cực kì tử tế và hữu ích.”

Dù thiết kế có tử tế và hữu ích hay không, Rawsthorn cũng rất cẩn thận khi không dùng từ nghệ thuật để diễn tả nó. Trong bài luận văn “Tại sao thiết kế lại không phải – và cần phải không bao giờ bị nhầm lẫn với – nghệ thuật” đã phản ánh những điều mà nhà thiết kế đồ họa chủ nghĩa hiện đại Paul Rand chia sẻ về nghệ thuật khi nó có vai trò là hệ quả chứ không phải là ý định. Rawsthorn tin rằng “Nghệ thuật = Tốt. Thiết kế = không tốt” là một ý tưởng lỗi thời. “Tôi hoàn toàn tin rằng mỗi cá nhân có quyền xác định công việc họ muốn, dù là thiết kế, nghệ thuật, khảo cổ học hay bất kì điều gì. Dù vậy, tôi thấy sự quy chụp lỗi thời rằng thiết kế thấp kém hơn nghệ thuật là một quan điểm thật sự tai hại.”

“Nếu bạn tin tưởng vào nghệ thuật với vai trò là phương tiện mạnh mẽ có thể giúp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc chúng ta cần là có những nhà thiết kế tốt nhất có thể để khiến điều ấy hợp lý,” bà tiếp lời. “ Chúng ta sẽ không có được điều đó nếu thiết kế bị coi là một lĩnh vực ngoài lề nhỏ nhặt và những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ấy muốn coi mình như người nghệ sĩ. Đồng thời, thiết kế càng trở nên giàu có, đa dạng và bao quát thì nó sẽ càng hấp dẫn hơn, từ đó thu hút nhiều nhà thiết kế giỏi mà xã hội cần.”

Sách Hello World coi thiết kế là một hoạt động bao quát, vì thế tôi rất thích thú với cách bà định nghĩa về điểm mạnh và yếu của những logo và nhãn hiệu ngày nay. “Giống như mọi yếu tố thiết kế, một vài logo thật sự rất tốt cũng như số khác lại không mấy hoàn hảo, điều này phụ thuộc vào chất lượng thiết kế,” Rawsthorn. “Tình huống cụ thể thay đổi đa dạng, tuy nhiên nhìn chung thì nếu một logo truyền tải rõ ràng thông điệp mong muốn sao cho thu hút và chân thật, nó được coi là một thiết kế hoàn chỉnh.” Bất cứ khi nào nhìn thấy một trong những logo của Rand dành cho IBM, ABC, bà đều thấy chúng “lúc nào cũng rõ ràng, thu hút và chân thật.

“Trong khi đó, tôi thấy biểu tượng hoa hướng dương mà BP luôn thuyết phục rằng đó là một công ty dầu nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, khiến tôi liên tưởng đến hậu quả đầy bi thảm của sự cố tràn dầu của Deepwater Horizon.”

Rawsthorn muốn mình như một kẻ kích động thiết kế, liên tục ném bom làm rối tung hiện trạng. Hãy lấy ví dụ với câu chuyện cũ rích về chủ nghĩa tân thời rằng hình thức phải theo sau chức năng: Tôi nhờ bà giải thích quan điểm trái ngược của bà rằng “hình thức không còn tuân theo chức năng nữa,” trong khi mục đích thật sự của thiết kế là thực hiện chức năng? “Hình thức vẫn có thể được cân nhắc để tuân theo chức năng đối với nhiều vật thể tương đồng, đặc biệt là những vật thể có hình thái thuần khiết như ghế, muỗng hoặc dao bởi thật hữu ích nếu diện mạo vật lý của chúng cho ta hiểu cách sử dụng,” bà trả lời.

“Nhưng nó sẽ không chỉ không giúp được gì mà còn bất khả thi đối với hình thức của các thiết bị kĩ thuật số như điện thoại thông minh hoặc máy tính để bàn, hoặc khó thể hiện được rõ ràng chức năng của chúng. Thay vì vậy, chúng ta đều nhận thấy nhiều yếu tố gợi ý giống nhau trong giao diện người dùng và phần mềm để có thể sử dụng chúng. Khi những sản phẩm kĩ thuật số này trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn bao giờ hết, thiết kế sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng để hỗ trợ con người trong việc ứng dụng chúng thật tự tin và hiệu quả. dĩ nhiên, đó là trong trường hợp nếu chúng ta may mắn thấy thích thú với chúng.”

Tác giả: STEVEN HELLER
Người dịch: Đáo
Nguồn: The Atlantic

Cùng tác giả

#Tag

design as powerful force Hello World: Where Design Meets Life personal growth Rawsthorn thiết kế động lực

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…