33 nguyên tắc chung cho con đường nghệ thuật của bạn (Phần 1)

33 nguyên tắc dẫn dắt bạn từ người nghiệp dư đầy hoang mang đến tài năng vàng của thế hệ (hay ít nhất, giúp bạn có một cuộc sống sáng tạo chất lượng hơn).


Nghệ thuật dành cho bất kì ai, nhưng nó lại không dành cho tất cả mọi người. Tôi biết điều này trong thâm tâm mình, như một người đã có thể xem-như là một nghệ sĩ bị vắt kiệt sức lực. Tôi viết về điều này vào năm ngoái. Từ đó trở đi, tôi bị vây hãm ở mỗi bài giảng mình thuyết giáo, mỗi gallery tôi ló đầu vào hay ai đó xin tôi lời khuyên. Tất cả những gì họ thật sự đang hỏi, đó là “Làm cách nào để trở thành một người nghệ sĩ?

Tác giả Jerry Saltz, nhà phê bình nghệ thuật ở New York
với hình tượng như Salvador Dalí, dựa trên ảnh chụp của Philippe Halsman.
Ảnh bởi Marvin Orellana. Ảnh minh họa bởi Joe Darrow.

Tháng trước (Bài viết được đăng ngày 27/11/2018 – N.D), khi Banksy cố ý tạo ra khung để tự động xé bức tranh của ông ngay khi nó được bán đấu giá, tôi gần như có thể nghe thấy những tiếng thì thầm: “Đây có phải là nghệ thuật không?”. Mùa thu năm nay, sự kiện bảo tàng lớn nhất ở New York, Whitney’s retrospective of Andy Warhol dành cho những nghệ sĩ tự lập, làm mọi thứ trở thành nghệ thuật và tự nổi tiếng ấy. Giờ đây, tất cả chúng ta đều là những đứa trẻ của Andy, đặc biệt là trong thời đại Instagram, khi nó đã đào tạo mọi người để có được suy nghĩ trực quan và nhìn vào cuộc sống thường nhật như miếng ăn béo bở cho sản phẩm thẩm mỹ.

Làm thế nào để bạn đi từ đó đến việc làm nghệ thuật thực sự, nghệ thuật xuất chúng? Không có cách nào đặc biệt; mỗi người đều có con đường riêng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tôi đã thấy mình đưa ra một số lời khuyên tương tự nhau. Hầu hết trong số ấy chỉ đơn giản đến từ việc nhìn vào các tác phẩm nghệ thuật, sau đó tìm kiếm thêm nữa. Số khác là từ việc nghe các nghệ sĩ nói về công việc và thách thức họ trải qua. (Chúng ta đều là những kẻ yêu bản thân). Tôi thậm chí còn đánh cắp một số lời khuyên từ vợ mình.

Có 33 quy tắc – và chúng thực sự là tất cả những gì bạn cần biết để tạo ra một cuộc sống cho chính mình trong nghệ thuật. Hoặc 34, nếu bạn tính luôn việc “Luôn luôn tốt bụng, hào phóng, cởi mở với người khác và chăm sóc răng miệng tốt.” Và 35, “Hãy vờ như bạn làm được cho đến khi thành công.”

Bước 1: Bạn hoàn toàn là kẻ nghiệp dư

Năm nguyên tắc trước cả khi bạn bắt đầu.

Tác giả bài viết với hình tượng Andy Warhol, dựa trên tác phẩm Self Portrait (1986).
Hình minh họa bởi John Ritter cho tạp chí New York.
Nguồn: Marvin Orellana

Bài học 1: Đừng xấu hổ

Tôi hiểu, làm nghệ thuật có chút bẽ bàng, đáng sợ, khiến bạn cảm thấy cáu bẩn, bị vạch trần, giống như lần đầu tiên phải khỏa thân trước mặt người khác. Bạn thường tiết lộ những điều về bản thân mà người khác có thể thấy kinh khủng, kỳ lạ, nhàm chán hoặc ngu ngốc. Mọi người có thể nghĩ rằng bạn bất thường hoặc dở hơi. Điều đấy ổn thôi. Khi tôi làm việc, tôi cảm thấy chán ngán với những suy nghĩ như “không có gì trong mớ tác phẩm này tốt cả, chúng thật nhảm nhí”. Nhưng nghệ thuật không cần phải có nghĩa lý gì. Nó thậm chí không cần phải tốt lành. Vì vậy, đừng lo lắng về việc phải là kẻ thông minh và hãy từ bỏ việc trở thành người “giỏi”.


Bài học 2: “Hãy kể câu chuyện của riêng mình và bạn sẽ trở nên thú vị” – Louise Bourgeois

Louise Bourgeois năm 1975. Ảnh: Mark Setteducati,
© The Easton Foundation/VAGA at Artists Rights Society (ARS ), NY

Amen, Louise! Đừng bị ghìm chặt bởi định nghĩa về kỹ năng hay vẻ đẹp của người khác, bị đóng khung bởi những gì được cho là cao hay thấp. Đừng ở trong làn đường của riêng bạn. Vẽ theo các dòng kẻ là dành cho những đứa trẻ; cộng trừ mọi thứ và phải chính xác là chuyện của người kế toán. Sự thành thạo và khéo léo chỉ tốt lên theo cách bạn thực hiện chúng. Nhưng cũng nên nhớ rằng chỉ vì nó là câu chuyện của bạn không có nghĩa là bạn có được khán giả. Bạn phải kiếm được họ. Đừng cố gắng làm điều đó với một dự án lớn. Thực hiện các bước nhỏ hơn. Và hãy hạnh phúc với những bước đi ấy.


Bài học 3: Hãy thoải mái sao chép lại

Ảnh: Zohar Lazar/Jason M. Kelly

Tất cả chúng ta đều bắt đầu với tư cách là những kẻ sao chép, những người tạo ra pastich (bản sao nghệ thuật) của những người khác. Ổn thôi! Cứ làm đi. Tuy nhiên, khi bạn làm điều ấy, hãy tập trung, bắt đầu cảm nhận khả năng biến tất cả những thứ này thành của riêng bạn – ngay cả khi ý tưởng, công cụ và chuyển động đến từ các nghệ sĩ khác. Bất cứ khi nào bạn làm điều gì, hãy nghĩ như bản thân đang bước vào một sân vận động khổng lồ chứa đầy ý tưởng, các đại lộ, cách thức, phương tiện và vật liệu cũng như những khả năng. Biến những điều ấy cho riêng mình. Giờ đây, nó là ngôi nhà của bạn.


Bài học 4: Nghệ thuật không phải về sự hiểu biết hay trở thành kẻ tinh thông.

…mà là về việc được thực hiện và trải nghiệm.

Chẳng ai hỏi Mozart có ý gì, kể cả điệu nhảy raga cổ truyền của Ấn Độ, điệu nhảy trip của Fred Astaire và Ginger Rogers cho đến bản nhạc “Cheek to Cheek” trong phim Top Hat. Hãy quên đi việc tạo ra những thứ cần được thấu hiểu. Tôi chẳng hiểu lời hát của Abba có ý gì, nhưng tôi yêu chúng. Hãy để trí tưởng tượng là tín ngưỡng; sự ủy mị và hời hợt là kẻ thù của bạn. Mọi nghệ thuật trên thế gian đều xuất phát từ tình yêu – tình yêu được thực hiện một điều gì đó.


Bài học 5: Làm việc, làm việc, và tiếp tục làm việc!

Dù sống trong bệnh viện tâm thần, Yayoi Kusama vẫn xuất chúng.
Ảnh: Jeremy Sutton-Hibbert/Getty Images

Nữ tu sĩ Corita Kent từng nói, “Nguyên tắc duy nhất chính là làm việc. Khi bạn làm, sẽ luôn dẫn tới một điều gì đấy. Chính những người làm việc trong mọi hoàn cảnh, cuối cùng, nắm bắt được mọi điều.”

Tôi đã thử mọi cách trên thế giới này để dừng cảm giác mất đi hứng thú trong công việc, nỗi sợ hãi khi bắt tay thực hiện điều gì đó cũng như nỗi sợ thất bại. Chỉ có một phương thức thành công: làm việc. Và cứ tiếp tục như thế.

Mỗi họa sĩ và nhà văn tôi quen đều bảo rằng họ thậm chí làm việc trong giấc ngủ. Tôi cũng luôn như thế. Jasper Johns từng kể câu chuyện nổi tiếng của chính mình, “Một đêm tôi mơ thấy mình đang vẽ lá cờ Mỹ to lớn. Sáng hôm sau khi tỉnh giấc, tôi bước ra ngoài và mua nguyên liệu để thật sự bắt đầu tạo ra nó.” Đã bao nhiêu lần bạn cho đi tất cả sự nghiệp trong giấc mơ mà không chú ý đến nó? Việc sợ hãi thế nào không quan trọng, tất cả chúng ta đều như thế. Cứ làm đi. Vì chính hành động ấy là thứ duy nhất để xua đi lời nguyền của nỗi sợ hãi.

(còn tiếp)


Tác giả: Jerry Saltz
Nguồn: vulture
Ảnh: Burst
Dịch: Lệ Lin

Cùng tác giả

#Tag