Từng bước vẽ nên cảnh quan hùng tráng bằng Photoshop

Bài viết bởi Raphael Lacoste


Workshop cùng hướng dẫn này sẽ dẫn dắt bạn vào quá trình vẽ nên những cảnh quan hùng vĩ. Bạn sẽ học được cách xử lí ánh sáng, dùng phối cảnh không gian (atmospheric perspective) và chiều sâu để tạo ra một bối cảnh giàu xúc cảm và thi vị.

Mục tiêu của tôi là tạo ra một hình ảnh đáng nhớ với cách bố trí sống động – một khoảnh khắc hoành tráng như thể bước ra từ bộ phim có ngân sách lớn. Workshop này phù hợp cho những ai có niềm say mê với thiết kế cảnh quan và muốn cải thiện kĩ năng sáng tạo.

Thiết kế cảnh quan này sẽ phù hợp với một bộ phim có ngân sách lớn.

Với ý tưởng đó, tôi nghĩ sẽ khá quan trọng để thử nghiệm với những hình dạng tương phản, sử dụng tỉ lệ vàng và lựa chọn palette màu lôi cuốn. Tôi luôn bắt đầu với một bản phác thảo đơn giản, từ từ biến nó thành một tranh minh họa kĩ lưỡng. Sẽ là sai lầm nếu bạn đánh giá thấp sự hữu dụng của bản sketch để lựa chọn cách bố trí phù hợp. Chẳng có nghĩa lí gì nếu bạn làm việc với hình ảnh tỉ mỉ mà thiếu sót cảnh trí gây hứng khởi và palette nhàm chán. Những vấn đề đó sẽ được nhấn mạnh ở phần phác thảo.

Đây là checklist của tôi: Tôi muốn chắc rằng mình có một chủ đề thú vị, sự cân bằng trong các hình dáng, tỉ lệ và tương phản trong hình khối. Tôi theo dõi các tài liệu tham khảo để lấy cảm hứng: có thể là hình ảnh tự chụp, tập hợp hình ảnh trên mạng hoặc các kiệt tác được thưởng lãm ở bảo tàng. Tôi thích sử dụng dữ liệu hình ảnh cá nhân nhiều nhất có thể để tránh vấn đề về bản quyền nhưng nếu bạn tìm kiếm mood reference (tài liệu tham khảo để tạo ra không khí chính cho tác phẩm), bạn có nhiều sự linh hoạt hơn. Phim ảnh cũng là nguồn cảm hứng tuyệt vời, đặc biệt khi nhắc tới ánh sáng và bầu không khí bao trùm tác phẩm.

Bức ảnh cuối cùng nên là lời mời gọi để vào cuộc đi lớn – một hành trình vào cảnh quan tưởng tượng tráng lệ. Sử dụng chi tiết sẽ giúp tạo nên bàn đạp cho cảnh quan, nhưng nó không phải là điều cần thiết nhất để đi đúng trong quá trình sáng tạo. Hãy nhớ, cách bố trí mới là chìa khóa.


1. Phác thảo trên giấy

Phác họa trên giấy cho phép nguồn cảm hứng hình thành tự nhiên.

Tôi nghĩ tốt nhất là phác thảo trên giấy hơn là vẽ máy. Tôi cảm nhận được rằng các cử chỉ trở nên dứt khoát và tự phát, còn sự gắn kết vật lí giữa bút máy hay chì với giấy càng gia tăng trí tưởng tượng.

Mục đích của bước ban đầu là nhanh chóng bắt lấy một loạt các bố cục thú vị. Tôi vẽ nhiều bản phác và thử nghiệm nhiều cách sắp xếp với cây bút Uniball hay chì Faber Castell trong sổ kí họa. Tôi dành thời gian để khám phá các lựa chọn khác nhau, từ phong cảnh tới chân dung. Bản thân tôi muốn tạo ra các yếu tố bố trí cho tiền cảnh, nhưng trong đầu tôi lại mong muốn được thể hiện một chủ đề hấp dẫn, đạt được điểm cân bằng trong việc thể hiện khối và có được bố cục chi tiết.

Tôi muốn minh họa một lâu đài to lớn với một ngôi làng thời Trung cổ tại căn cứ của nó. Không có ý muốn pháo đài trông quá thực tế, vì vậy tôi phóng đại quy mô và ý thức về hình ảnh cổ điển trong bố cục, và đặt những ngôi nhà rất nhỏ ở phía dưới với những tòa tháp khổng lồ, vòm và trụ trong toàn bộ cấu trúc của lâu đài.


2. Tạo ra sắc độ (values) và bản phác khí sắc (mood sketch)

Chiều sâu được hình thành từ bản phác họa đơn sắc.

Tôi tạo bản sketch kĩ lưỡng hơn trên Photoshop; sử dụng các sắc xám, đen và trắng để nhấn mạnh không khí và chiều sâu không gian. Sử dụng các brush đến 0% opacity (mờ đục) giúp tôi tập trung vào khoảng không âm – dương, đẩy mạnh sự tương phản và bố cục. Tôi còn dùng Selection tool (công cụ lựa chọn vùng) để cắt hình trước khi lấp chúng với các sắc độ xám.


03. Thu thập các tài liệu tham khảo (references)

Lưu trữ các bức ảnh tham khảo hữu dụng
cũng là một nghệ thuật.

Khi vẽ một môi trường với các yếu tố như kiến trúc dễ nhận biết, điều quan trọng là sử dụng tham khảo – và cảm hứng tốt nhất là đi du lịch! Việc có thể chọn hình ảnh phù hợp để giúp bạn tạo ra thiết kế của riêng mình là một kỹ năng quan trọng.

Trong thực tế, khi tôi làm phim với cương vị là matte painter (người vẽ tranh để lấp phông hoặc cảnh vật trong phim ảnh), việc tìm kiếm các bức hình và tài liệu tham khảo phù hợp là 60% công việc. Khi bạn có những yếu tố phù hợp để sáng tác, công việc sẽ nhanh và hiệu quả hơn nhiều.


04. Các khối trong bố cục

Những bức hình được đặt trong các layer khác nhau
khi tìm kiếm bố cục.

Tôi đặt bản vẽ đầu tiên lên đầu trong chế độ Multiply của Photoshop để có thể theo sát concept gốc một cách chặt chẽ. Tôi cố gắng giữ cho các layer đã làm trong các sắc xám (grey values) và tôi nhóm texture và ref (tài liệu tham khảo) của tôi bên trong.

Tôi không vẽ từng chi tiết từ đầu. Giai đoạn minh họa này là một trong những bước khám phá, nhưng bạn phải biết mình đang đi đâu! Đây là lý do tại sao một bản phác thảo rất quan trọng. Các tài liệu khác chỉ có để giúp hiệu quả và dựng hình thực tế.

Tôi đã may mắn được tham gia một chuyến đi tuyệt vời đến Isle of Skye ở Scotland và đã chụp nhiều bức ảnh để sử dụng trong công việc. Ban đầu là giữ bố cục từ bản phác thảo, nhưng dần dần tôi thay thế bản vẽ bằng các yếu tố từ ảnh sẵn có, trong khi vẫn giữ một bảng màu đồng nhất. Tôi cũng cố gắng duy trì sự nhất quán với hướng của ánh sáng.


05. Xây dựng bảng màu

Những nguồn tham khảo thực tế có ảnh hưởng đến bảng màu.

Tài liệu tham khảo khá quan trọng để xây dựng một bảng màu đáng tin cậy và bầu không khí chung. Khi mang tài liệu tham khảo bên cạnh bức tranh của mình, tôi cố gắng chọn một hướng chính cho bảng màu và các sắc độ trong ánh sáng và bóng râm. Ví dụ, trong bức tranh này, màu sắc của đá trong ánh sáng và cỏ trong ánh mặt trời rất quan trọng và phải nhất quán.


06. Tinh chỉnh lại phần hình bóng (silhouettes)

Hình dạng vững chắc tạo ra sự tương phản giữa khối kiến trúc với cảnh quan.

Bây giờ là lúc tinh chỉnh bố cục trong các layer riêng biệt. Đây cũng là khi ta cố gắng để cho hình ảnh có một bầu không khí và phong cách đặc thù. Một số chi tiết quan trọng trong phần đổ bóng vì chúng tương phản với bầu trời hoặc nền sáng hơn.

Điều tuyệt vời khi làm với các layer là bạn có thể cân bằng màu sắc một cách riêng biệt và chiều sâu không khí giả, cũng như mất dần chi tiết ở khoảng cách xa (để tạo ra các hình dạng bí ẩn). Tôi tạo sương mù giữa các lớp kiến trúc và cho ánh sáng phía sau bóng của các tòa nhà.


07. Thêm chi tiết cho tham chiếu tỉ lệ

Thay vì khối kiến trúc thì phong cảnh được dùng như nguồn tham khảo.

Tôi thích phần bầu không khí chung và bố cục, nhưng nó vẫn chưa hoàn thành đâu. Tôi nhận ra sự tham chiếu tỉ lệ tốt là quan trọng để giúp người xem hòa vào cảnh quan.

Trong thiết kế kiến trúc thông thường, các chi tiết như cửa sổ và cửa ra vào rất hữu ích để mang đến cho người xem cảm giác về quy mô, nhưng trong bối cảnh kỳ diệu hơn này, tôi cần xác định quy mô ở tiền cảnh. Vì vậy, tôi dành nhiều thời gian hơn để bổ sung các chi tiết hữu cơ như cỏ, đá và cây cối, điều này sẽ làm tăng thêm sức sống và tỷ lệ cho toàn tranh.

Tôi cũng muốn thêm một số bí ẩn vào tác phẩm: vài cây lớn trong sương mù là một sự bổ sung tuyệt vời giữa những ngọn núi ở nền. Tôi cũng dành thời gian thêm các điểm nổi bật, một số chi tiết trong các mái nhà và nhà cửa, chỉnh lại phối cảnh và tập trung vào việc thêm các biến thể màu và độ bão hòa cục bộ – tất cả là để tìm cách tạo ra một không khí phong phú hơn.


08. Phá vỡ những đường nét

Các hình khối được phân chia và nới lỏng.

Tinh chỉnh hình dạng làm cho mọi thứ trông đẹp hơn và thú vị hơn. Đây là lúc để thoát khỏi các chất liệu ảnh càng nhiều càng tốt, tinh chỉnh và cách điệu các khối. Tôi thêm vào sự xói mòn và phá vỡ các hình dạng cũng như đường nét.

Một số yếu tố rất tuyệt vời để giúp thiết lập bố cục và tôi thích hình bóng đơn giản; nhưng điều quan trọng là tiếp tục làm cho bố cục trông bớt cứng nhắc và vững chãi hơn, để tinh chỉnh đường nét sao cho chúng trông tự nhiên. Tôi cũng thêm biến thể màu sắc: chọn nhiều sắc độ bão hòa hơn trong bảng màu, nhưng giữ độ sáng và thêm một số biến thể trong phần màu chính.


09. Đánh giá lại tiến độ

Thẩm định lại là bước quan trọng trước khi trau chuốt lại lần cuối.

Đây là lúc để lùi lại một chút. Khi đã dành một thời gian dài với một bức vẽ, sẽ tốt khi bạn nghỉ ngơi, lật hình ảnh theo chiều ngang và chiều dọc: bạn có thể nhìn thấy hình ảnh với một góc nhìn khác. Ngoài ra, trước khi hoàn thành một bức tranh, hãy thử hỏi ý kiến người xung quanh, hoặc thậm chí là những đứa trẻ. Đây là lúc bạn vẫn có thể sửa đổi các yếu tố quan trọng trong tranh trước khi đi quá xa trong việc đánh bóng nó! Hãy nhớ rằng chải chuốt thêm cho tranh là tốt, nhưng trước nhất vẫn là cần một cái nền vững.


10. Cam kết với bản thân

Phân lớp các hình ảnh là bước quan trọng.

Vẽ tranh với các layer vừa lợi vừa hại. Bạn có thể làm việc riêng biệt, thay đổi các yếu tố trong một nhóm mà không ảnh hưởng đến những yếu tố khác và có sự linh hoạt tuyệt vời, nhưng đồng thời cách đó cũng cứng nhắc hơn. Đây là lúc để bỏ đi một chồng layer, tiêu giảm số lượng và vẽ đè lên tất cả mọi thứ (cần lòng dũng cảm, nhưng thú vị!).

Hoặc bạn có thể tiếp tục làm việc với các layer riêng biệt, nhưng blend (hòa trộn) chúng với một số thủ thuật. Những gì tôi khuyên là bạn nên chọn sắc độ từ màu nền và vẽ chúng với một Airbrush mềm cùng Opacity rất thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến màu cục bộ và mô phỏng sương mù để mang các màu sắc lại với nhau.


11. Thêm yếu tố kể chuyện

Đàn chim giúp bức tranh có thêm sức sống.

Thường thì tôi hay thêm các nhân vật vào cảnh để tăng thêm cảm giác về kích cỡ – tỉ lệ, đồng thời gợi ra câu chuyện muốn kể. Ở trường hợp này, tôi cho rằng một cái pháo đài là đủ và cũng cân nhắc thêm việc để nó là nhân tố chính của cảnh.

Tôi thêm vào chút sức sống bằng cách cho chim chóc bay dọc các pháo đài và trụ đài khổng lồ. Tôi còn muốn thêm vào cảm giác của một cảnh quan yên tĩnh nhưng hùng vĩ, kiến trúc hoành tráng và bí ẩn như điểm chính hấp dẫn.


12. Trau chuốt ánh sáng

Ánh sáng hướng sự tập trung của người xem vào một vài khu vực cụ thể.

Để đảm bảo ánh sáng phát ra từ cùng một hướng, tôi nhấn mạnh một số ánh sáng trên vài điểm chính: các cạnh của vòm, trên đỉnh núi bên trái và bên hông lâu đài. Những sự trau chuốt này sẽ củng cố hướng của nguồn sáng trong khung cảnh.

Vì muốn có một tiêu điểm mạnh hơn trong cảnh, tôi sử dụng công cụ Dodge để làm tối một số khu vực và làm sáng những vùng khác. Giai đoạn này là chìa khóa cho toàn bộ quá trình vẽ. Ta có thể đánh bóng ánh sáng ở các khu vực khác nhau bằng công cụ này và tạo hiệu ứng mờ viền (vignette) ở các góc để hướng sự chú ý ra khỏi chúng.

Tôi dùng công cụ Dodge ở trạng thái Highlitght, cỡ 10%. Dùng phím Alt cho phép bạn chuyển qua lại giữa công cụ làm sáng và làm tối.


13. Tiếp tục cắt xén và sử dụng bộ lọc (filter)

Cắt xén là bước cuối trong việc xác định bố cục.

Gần như đã xong! Đã đến lúc thử các bộ lọc và cắt xén hình ảnh cũng như đứng ra xa màn hình một chút. Liệu việc cắt bớt có làm hình ảnh hiệu quả hơn? Thỉnh thoảng, tiêu điểm có vẻ không rõ ràng và tốt hơn là bạn nên chỉnh sửa nó lại. Bạn cũng có thể thử nhiều lựa chọn khác nhau với quy tắc một phần ba.

Thường thì ta đặt quá nhiều thứ trong một bố cục hoặc ở các góc của tranh. Đây là lúc xem xét các lỗi đó và tập trung vào phần chính. Các bộ lọc còn có thể được áp dụng để bày ra chất liệu và hòa trộn màu tốt hơn. Tôi thích việc đơn giản hóa chi tiết bằng cách sử dụng tinh tế bộ lọc làm mờ thông minh (Smart Blur filter). Một cách khác để dùng texture là dùng loại Stucco ở chế độ Overlay trong một layer khác, với mức Opacity thấp, từ đó bạn có thể tạo ra sự phức tạp cho việc hòa trộn các màu.

Đây cũng chính là thành quả cuối cùng! Tôi hy vọng bạn thích nó và tìm thấy niềm vui trong quá trình tạo ra tác phẩm của riêng mình! Hãy nhớ: bố cục trước, chi tiết sau.

Bài viết này được xuất bản đầu tiên trên ImagineFX, tạp chí hàng đầu cho các digital artist.

___________________

Dịch: Lệ Lin
Nguồn: creativebloq


Cùng tác giả

#Tag

concept art digital art environment design hướng dẫn hướng dẫn vẽ thiết kế cảnh quan

iDesign Must-try

Lạc bước trong những bức tranh kỹ thuật số huyền thoại của Kagaya Yutaka
Lạc bước trong những bức tranh kỹ thuật số huyền thoại của Kagaya Yutaka
Tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x… chắc đã quá quen thuộc với những tác phẩm kỹ thuật số tuyệt đẹp về chủ đề vũ trụ và các chòm sao…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Bốn gian hàng bằng gỗ với khoảng sân ngoài trời mở rộng sẽ là sân chơi cho gấu trúc
Bốn gian hàng bằng gỗ với khoảng sân ngoài trời mở rộng sẽ là sân chơi cho gấu trúc
Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống Gấu trúc Khổng lồ Quốc gia Thành Đô, nơi tập trung các chuyên gia hàng đầu thế giới về bảo tồn gấu trúc…
Các tác phẩm nghệ thuật cổ điển và táo bạo của Giacomo Sforza
Các tác phẩm nghệ thuật cổ điển và táo bạo của Giacomo Sforza
Từ Mark Zuckerberg (Tổng giám đốc điều hành của Meta) đến chiếc Nokia 3310 không thể phá hủy, một nghệ sĩ người Ý có thể biến bất kỳ tài liệu…
Đa dạng sắc thái ánh sáng được cô động trong những bức tranh của nữ hoạ sĩ Mmyeran
Đa dạng sắc thái ánh sáng được cô động trong những bức tranh của nữ hoạ sĩ Mmyeran
Lung linh, chói loà, nhập nhoạng, mịt mù - vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của ánh sáng dường như được đóng băng trong những bức hoạ của nữ hoạ…
Các tác phẩm kỹ thuật số lấy cảm hứng từ bộ phim bom tấn thời trang ‘House of Gucci’
Các tác phẩm kỹ thuật số lấy cảm hứng từ bộ phim bom tấn thời trang ‘House of Gucci’
Lấy cảm hứng từ một bộ phim bom tấn thời trang ra mắt tại Mỹ trong tháng 11 vừa qua mang tên House of Gucci, Charis Tsevis – một nhà…