Tâm lý học trong thiết kế UX/UI

Tâm lý học đóng vai trò to lớn trong thiết kế trải nghiệm người dùng. Chúng ta cần nhận thức đúng đắn về các thiết kế của mình, để quá trình hiệu chỉnh thiết kế được hiệu quả.

Để giúp bạn hiểu được nhận thức của người dùng, tôi sẽ giới thiệu một số nguyên tắc thiết kế mà tôi nghĩ là quan trọng nhất qua những minh họa phổ biến. Cùng bắt đầu nào!

Bài viết bởi Thanasis Rigopoulos – nhà thiết kế khả dụng


1. Hiệu ứng Von Restorff

Hiệu ứng Von Restorff (còn được gọi là hiệu ứng cách ly) khi nhiều đối tượng giống nhau cùng xuất hiện một lúc, thì đối tượng khác biệt nhất với các đối tượng khác sẽ được ghi nhớ nhiều hơn!

Đây là lý do chính tại sao nút call to action (CTA) trông khác với các nút hành động còn lại trên trang web hoặc ứng dụng!

Ví dụ về hiệu ứng Von Restorff

Chúng tôi muốn người dùng có thể phân biệt giữa một nút hành động đơn giản và CTA, để họ hiểu rõ và ghi nhớ nó trong suốt quá trình sử dụng ứng dụng hoặc trang web.

“Khi có nhiều đối tượng tương tự,
cái khác với phần còn lại có nhiều khả năng
được nhớ lâu nhất!”


2. Hiệu ứng vị trí nối tiếp

Hiệu ứng vị trí nối tiếp là xu hướng người dùng có thể nhớ tốt nhất các mục đầu tiên và cuối cùng trong một chuỗi.

Từ trái sang phải: Twitter, Medium, ProductHunt

Đây là lý do tại sao hầu hết các ứng dụng hiện nay sử dụng kiểu menu hamburger và đặt thanh điều hướng phía dưới hoặc trên cùng; các hành động người dùng quan trọng nhất nằm sang mép phải hoặc trái. Trong hình trên, bạn có thể thấy một số ví dụ từ các ứng dụng iOS phổ biến. Các mục “Home” và “Profile” đặt bên trái đầu tiên và bên phải cuối cùng, bằng hiệu ứng vị trí hàng loạt sẽ giúp người dùng ghi nhớ chúng trong cùng một dãy.


3. Tải nhận thức

Tải nhận thức là khả năng nỗ lực của tinh thần được sử dụng trong bộ nhớ làm việc của một người. Nói một cách đơn giản, đó là số lượng ý muốn bạn cần nỗ lực để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.

“Tải nhận thức là số lượng suy nghĩ bạn cần tập trung
để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.”

Định luật tải nhận thức có thể được phân biệt thành ba loại:

  1. Tải nhận thức nội tại
  2. Tải nhận thức không liên quan
  3. Tải nhận thức Germane

Trong ba dạng trên, tôi nghĩ rằng tải nhận thức nội tại và Germane phù hợp nhất với thiết kế UX.

Tải nhận thức nội tại

Tải nhận thức nội tại là sự liên kết khó khăn với chủ đề được tiếp thu cụ thể. Đó là lý do tại sao micro-copy hay copy đều đóng vai trò to lớn trong việc giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Ví dụ hầu hết thời gian trên các ứng dụng mà chúng tôi muốn nhắc người dùng hoàn thành một nhiệm vụ. Ở đây, lời nhắc cần phải ngắn gọn, đơn giản và có các từ thích hợp để người dùng có thể dễ dàng làm theo hướng dẫn.

 Stayful, Serist, Lucidchart

Tải nhận thức Germane

Tải nhận thức Germane là dạng tải nhận thức dành cho xử lý thông tin và xây dựng các lược đồ. Các lược đồ mô tả một mô hình suy nghĩ có tổ chức gồm nhiều loại thông tin và bất kỳ mối quan hệ nào giữa chúng.

Một trong những lý do chúng tôi sử dụng các lược đồ thiết kế là vì chúng được lập trình theo mặc định –  vì vậy người dùng dễ dàng nhận ra và tìm hiểu điều gì đó mới nếu họ có thể phân biệt các thông tin trong một mô hình

“Người dùng dễ dàng tìm hiểu điều gì đó mới mẻ
nếu họ có thể phân biệt từ thứ họ hiểu.”


4. Định luật Hick

Luật Hick là nguyên tắc phổ biến nhất, cùng với định luật Gestalt.

Học thuyết Gestalt cho thiết kế UX: Nguyên tắc gần

Nó cũng rất đơn giản để hiểu và thực hành. Định luật Hick mô tả rằng thời gian để một người đưa ra quyết định tùy thuộc vào số lựa chọn có sẵn cho họ. Vì vậy, nếu số lượng các lựa chọn tăng lên, thì thời gian để đưa ra quyết định tăng theo mũ logarit.

Một ví dụ rất hay về Luật Hick áp dụng cho thiết kế trải nghiệm người dùng là danh sách sau:

Ví dụ về luật của Hick

Định luật gần

Định luật gần là một phần của Luật Gestalt thuộc giác quan tri giác, định luật nói rằng các vật thể gần nhau có xu hướng nhóm lại với nhau. Nói một cách đơn giản, bộ não của chúng ta có thể dễ dàng liên kết các đối tượng gần nhau, tốt hơn so với các vật thể cách xa nhau. Sự phân cụm này xảy ra bởi vì con người có khuynh hướng tự nhiên tổ chức và nhóm mọi thứ lại với nhau.

Luật ví dụ về vùng lân cận

“Định luật gần nói rằng các đối tượng ở gần nhau
có xu hướng được nhóm lại với nhau.”

Trong ví dụ trên, có 72 vòng tròn. Chúng ta nhận ra các vòng kết nối theo nhóm, dựa trên khoảng cách giữa chúng. Rõ ràng, chúng ta cũng nhận thấy rằng có một nhóm 36 vòng tròn ở phía bên trái của hình ảnh, và 3 nhóm 12 vòng tròn ở phía bên phải của hình ảnh.

Tôi tin rằng ví dụ này làm rõ rằng cần phải nhóm mọi thứ lại với nhau khi thiết kế UI, cũng như tầm quan trọng của việc đưa mọi thứ gần lại với nhau vì người dùng có thể tự liên kết.

Biên tập: Thao Lee

Nguồn: uxplanet

Cùng tác giả

#Tag

hiệu ứng vị trí nối tiếp Hiệu ứng Von Restorff tải nhận thức UI ux định luật định luật gestalt Định luật Hick

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Cùng chuyên gia Maximiliano Cabrera tìm hiểu 15 nguyên tắc mọi nhà thiết kế UI/UX nên biết
Trong bài viết này, nhà thiết kế UX – Maximiliano Cabrera sẽ phân tích các nguyên tắc thiết kế quan trọng nhất cũng như các thiên kiến nhận thức (cognitive…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Khi dữ liệu được trình bày bằng đồ họa, mọi điều bạn cần biết về trực quan hóa dữ liệu (Phần 2)
Khi dữ liệu được trình bày bằng đồ họa, mọi điều bạn cần biết về trực quan hóa dữ liệu (Phần 2)
Trong phần một, chúng ta đã tìm hiểu về bối cảnh, tâm lý học trong trực quan hóa dữ liệu cũng như quá trình nhận thức trong vô thức, cũng…