Nghịch lý về nhân vật nữ mạnh mẽ và nữ quyền méo mó trong phim ảnh

Thoạt đầu, mặc dù mang trong mình mục đích tốt đẹp, nhưng chiêu trò “Nhân vật nữ mạnh mẽ” (Strong Female Characters) đã dần chuyển biến thành hình thức gây hại hơn là truyền cảm hứng cho khán giả nữ.

Trong số tất cả các yếu tố công bằng xã hội, đấu tranh cho bình đẳng giới là cuộc chiến lâu dài và mạnh mẽ nhất. Với sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa nữ quyền (Feminists), những người không ngần ngại đưa ra các tuyên bố táo bạo, đầy thách thức, họ nhanh chóng quảng bá câu chuyện về người phụ nữ mạnh mẽ thông qua sách báo, phim ảnh, chương trình truyền hình hay thậm chí cả trong trò chơi điện tử, hy vọng các cô gái trẻ sẽ có thêm nhiều hình mẫu lý tưởng để chứng minh cho họ thấy rằng đâu đó ngoài kia vẫn tồn tại một cuộc sống dễ dàng, thoát ly ra khỏi cấu trúc truyền thống của người phụ nữ.

Thoạt đầu, mặc dù mang trong mình mục đích tốt đẹp, nhưng chiêu trò “Nhân vật nữ mạnh mẽ” (Strong Female Characters) đã dần chuyển biến thành hình thức gây hại hơn là truyền cảm hứng cho khán giả nữ. Hơn thế, chúng còn tạo ra sự khó chịu lẫn thất vọng dành cho cả nam và nữ. Khi ngành công nghiệp điện ảnh càng tiếp tục tung ra những bộ phim gắn mác “Woke” (Thức tỉnh), khán giả lại càng tránh xa những bộ phim nữ quyền.

Để trả lời câu hỏi vì sao phần lớn chúng ta không mấy mặn mà với SFC, bài đánh giá này sẽ đi sâu vào khám phá lịch xây dựng, phát triển và lan tỏa của nhân vật nữ cũng như xem xét một số phim ảnh, sách báo liên quan để có thể thấu hiểu hơn ý nghĩa của việc trở thành một SFC.

Hình tượng người phụ nữ yếu đuối trong quá khứ

Kể từ khi tạo ra điện ảnh, các nhân vật nữ đã luôn được đề cao bởi quan điểm về truyền thống và gia trưởng về giới tính. Một đối tượng tình dục nhỏ bé, yếu ớt cần được giải cứu, phản ánh sự thống trị cũng như sức mạnh của đàn ông. Trong bài báo “Wonder Woman: nữ siêu anh hùng, không phải siêu anh hùng” từ Journal of Graphic Novels and Comics, Peter Coogan bàn luận về Angel Island (Đảo Thiên Thần), một câu chuyện được viết bởi nhà văn Inez Haynes Gillmore.

Trong câu chuyện, các thủy thủ đã phải lòng những người phụ nữ có cánh từ một hòn đảo biệt lập nơi họ bị đắm tàu. Không muốn đánh mất quyền thống trị, các thủy thủ đã cắt bỏ đi đôi cánh của những người phụ nữ. Tầm quan trọng của sự thống trị nam tính này đã bắt đầu một đặc điểm đáng lo ngại, thứ sẽ thực thi chuẩn mực giới tính và xuất hiện trong nhiều bộ phim khác nhau. Hình dạng của nhân vật nữ này nổi tiếng trong thời đại của phim Câm hay Đen Trắng. Vào lúc đó, nam giới đứng đằng sau máy quay và để các nữ diễn viên diễn xuất quyến rũ hoặc la hét kinh hoàng. Vai trò của họ là “người yêu”, là nhân vật phụ, họ chỉ có thể phản ứng với những hành động mà đối tác nam của họ thực hiện. Ngay cả khi họ có một vai trò khác ngoài “người yêu” thì nó vẫn thường được sử dụng như một trò tiêu khiển. Các nhân vật nữ lẫn những người phụ nữ sắm vai họ đều chưa từng được xem trọng.

Sự trỗi dậy của điện ảnh về nữ quyền

1920: Nữ diễn viên người Mỹ – Pauline Frederick (1883 – 1938) nhìn qua ống kính, trên trường quay bộ phim ‘The Woman In Room Thirteen’. (Ảnh của Edward Gooch)

Bắt đầu với La Souriante Madame Beudet (The Smiling Madame Beudet) của đạo diễn Germaine Dulac, thể loại phim nữ quyền dần được khai sinh. Ở đây, những nhân vật nữ không còn bị xem là đối tượng của dục vọng, mà là người hùng trong chính câu chuyện của họ.

Đối với Annette Kuhn, tác giả của “Nhà nước về nữ quyền trong phim và truyền thông”, phim về nữ quyền không chỉ là một tác phẩm cổ vũ các giá trị của nó (chẳng hạn như bình đẳng giới, nữ quyền, thách thức gia trưởng) mà còn là bộ phim tạo nên lối tường thuật trong bối cảnh có thể làm nổi bật một cách nguyên bản các vấn đề về nữ quyền, bên cạnh việc khám phá phương thức mà cả hai giới ứng dụng khi thưởng thức phim. Cùng với câu chuyện và một nữ chính mạnh mẽ, mục tiêu của phim nữ quyền là thu hút khán giả nữ, mang đến cho họ một lựa chọn mới mẻ vượt ngoài quan điểm truyền thống.

Sự sáng tạo và nghịch lý của nhân vật nữ mạnh mẽ

Wonder Woman và Captain Marvel

Việc tạo ra SFC là một bản sao sản phẩm trực tiếp của Hero (Anh Hùng) – những nhân vật bắt nguồn từ truyền thuyết hay thần thoại cũ. Những anh hùng nổi tiếng như Thor hoặc Hercules được biết đến với sức mạnh thể chất, trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho các chàng trai trẻ để chứng tỏ bản lĩnh và sự dẻo dai của bản thân.

Thực tế, Bác sĩ L. Pike thừa nhận trong bài báo của mình, “Heracles: Siêu nhân và các mối quan hệ cá nhân” rằng, các phương tiện truyền thông đã xác định rằng họ phải yếu đuối, nữ tính, dễ xúc động và được nam chính cứu vô số lần. Việc nữ chính phản chiếu những đặc điểm nam tính là điều hiển nhiên. Được hợp tác bởi sáu tác giả, cuốn Bàn về sách: Các nhân vật nữ mạnh mẽ trong Văn học dành cho trẻ em gần đây nêu ra các tiêu chí dành cho một SFC. Một trong số đó bao gồm việc nhân vật nữ ít nhiều đã rời xa định kiến cố hữu về người phụ nữ.

Nhìn vào ví dụ của Carol Danvers từ Captain Marvel Rey từ bộ ba Star Wars gần đây, SFC mạnh hơn đối tác nam của cô theo mọi cách có thể cũng như không có bất kỳ yếu điểm nào (Neal Curtis, Siêu anh hùng và Nữ quyền thế hệ thứ ba). Ấy vậy mà cả hai đều bị khán giả chối từ, đương nhiên, đây không phải là ví dụ duy nhất. Một số bộ phim khác có chứa SFC đã nhận phản ứng tiêu cực như nhau cả nam và nữ vì “quá chính trị” và “nữ quyền”.

Tuy nhiên, Wonder WomanAlita Battle Angel, hai tác phẩm sở hữu SFC lại là trường hợp ngoại lệ. Nhưng vẫn có ý kiến ​​cho rằng những nhân vật này bị cho là yếu đuối vì đi ngược lại lý tưởng nữ quyền. (Kyle D. Killian, Wonder Woman là, và không là điều gì, một bộ phim về nữ siêu anh hùng nữ quyền)

Carina Chocano cùng các nhà biên kịch khác lập luận, điểm yếu của các nữ anh hùng này chính là điều khiến họ trở nên con người và dễ gây chú ý hơn với khán giả. Điều này đã thúc đẩy những người đam mê điện ảnh như Kimberly R, Moffitt giải thích nghịch lý này. Trong bài báo, “Lập kịch bản cho công chúa Disney thế kỷ 21 trong The Princess and the Frog”, cô nêu bật cách mà Disney ngang nhiên “kỷ niệm” công chúa da đen đầu tiên của họ, trong khi thực tế Tiana là một chú ếch xanh trong tám mươi phần trăm thời lượng bộ phim.

Vấn đề “Thức tỉnh”

Những Công Chúa đại diện cho nữ quyền của Disney

Những gì Moffit mô tả như “Wokeness” (Sự thức tỉnh), là một điều cẩu thả mà hầu hết các công ty điện ảnh lớn đều mắc phải khi họ lồng ghép các vấn đề xã hội như chủng tộc và giới tính vào sản phẩm của mình mà không tồn tại sự cố gắng có ý thức. Chính vì vậy, nó đã nhận phải sự ghét bỏ của phần đông khán giả. Chủ đề nữ quyền trong những bộ phim “Woke” (Thức tỉnh) này bị cưỡng ép hệt như thể các nhà biên kịch gấp gáp đưa chúng vào mạch chuyện chính trong phút cuối cùng.

Một số ví dụ điển hình như Captain Marvel, Star Wars: The Force Awakens, Ghost Busters (2016) Birds of Prey, Little Women, Charlie’s Angels. Aladin, Isn’t It Romantic? Và danh sách cứ tiếp tục kéo dài. Những bộ phim này được liệt kê đơn giản chỉ vì khán giả ghét hoặc do chúng “đánh chìm” phòng vé và quá lạc hậu với chủ đề nữ quyền cùng nhiều lý do tương tự, hoặc có thể cả hai.

Vậy câu hỏi đặt ra là “Những bộ phim về nữ quyền này có thất bại vì khán giả theo chủ nghĩa phân biệt giới tính hay không?”

Sẽ khá ngây thơ nếu nói rằng một vài phần trăm dân số xem phim là những người theo chủ nghĩa phân biệt giới tính. Tuy nhiên, phần trăm đó thật sự rất nhỏ. Phần lớn đàn ông ngày nay quan tâm đến phụ nữ, hoặc ít nhất là ở phương Tây. Nếu nhìn vào Birds of Prey chẳng hạn, các nhà nữ quyền trên Twitter, Instagram và Facebook liên tục đổ lỗi cho đàn ông về thành tích kém cỏi của bộ phim tại phòng vé. Nhưng điều cốt lõi mà họ không nhận ra chính là lỗi của những người sản xuất bộ phim. Họ là người đã quảng bá bộ phim như một bộ phim về nữ quyền, họ là người viết nên câu chuyện, và là người đã thiếu cân nhắc về tư liệu đến mức phải buộc nhân vật chính của mình vào một câu chuyện không phải là một phần trong truyện tranh Birds of Prey. Đó là một trong những lý do khiến người hâm mộ (nam và nữ) ghét bỏ bộ phim và không muốn ra rạp, bởi các đoạn giới thiệu đã hé lộ cho họ tất cả.

Trong bài viết Ngọa hổ tàng long: Cách Shakespeare và thời kỳ phục hưng đang loại bỏ chủ nghĩa nữ quyền của Courtney Lehmann, ông nhận thấy rằng những người theo chủ nghĩa nữ quyền quan tâm đến thời lượng phát sóng ngang bằng hơn là thực sự đấu tranh cho quyền bình đẳng, cuối cùng đi đến kết luận rằng nữ quyền đã chết.

Quay trở lại với định nghĩa của Kuhn về một bộ phim nữ quyền, bộ phim nên có một câu chuyện mang bối cảnh đó. Từ việc thiết kế thế giới đến chủ đề đan xen liên quan cùng trải nghiệm của nhân vật, tất cả các khía cạnh trong câu chuyện phải thể hiện được những vấn đề mà phụ nữ đã trải qua ở nhiều khía cạnh khác nhau trên thế giới, từ đó truyền bá nhận thức và chứng minh cho khán giả thấy nữ quyền vẫn là một vấn đề quan trọng cần phải đấu tranh cho.

Chủ nghĩa nữ quyền về nguồn gốc là một phong trào với mục đích tốt đẹp như truyền bá nhận thức về phân biệt giới tính, đấu tranh cho bình đẳng cũng như trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, những bộ phim mà truyền thông quảng bá không phản ánh được nền tảng này, thay vào đó, chúng xuyên tạc, bóp méo thông điệp của họ.

Chính sự kết hợp giữa các công ty điện ảnh tham lam không thực sự quan tâm đến vấn đề cốt lõi và những lý tưởng phi thực tế của chủ nghĩa nữ quyền đã khiến phần nữ quyền trong rất nhiều bộ phim trở nên giả tạo và cưỡng ép. Nó hệt như các nhà biên kịch đang cố gắng nhồi nhét nó vào một câu chuyện không hề liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của vấn đề. Chính vì sự khác biệt rõ ràng giữa chủ đề lẫn câu chuyện mà các nhân vật nữ dần bị lép vế, kém thú vị và quan trọng nhất vẫn là thiếu sự liên kết đến với khán giả.

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: the artifice

Cùng tác giả

#Tag

cinema feminism feminist movies tua phim womankind

iDesign Must-try

Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
Dù sắm vai chính diện hay phản diện, những nhân vật có mang trong mình căn bệnh tâm lý ám ảnh luôn có một sức hút đối với khán giả.…