Katsushika Hokusai - Người đàn ông điên cuồng với hội họa, cha đẻ của kiệt tác ‘The Great Wave off Kanagawa’

The Great Wave off Kanagawa – bức tranh khá nổi tiếng trong giới nghệ thuật, tuy nhiên ít ai biết rõ về tác giả đã tạo ra kiệt tác nghệ thuật này – họa sĩ Katsushika Hokusai, người đã sáng tác khối lượng khổng lồ với khoảng 30.000 tác phẩm trong suốt cuộc đời của mình. Và The Great Wave tranh khắc gỗ minh họa về một con sóng xô bờ với ba chiếc thuyền và đỉnh núi Phú Sĩ, tác phẩm cũng là một mảnh ghép trong loạt tranh Thirty – Six Views of Mount Fuji. Nghệ sĩ Hokusai còn được xem là bậc thầy định hình đường lối trong phong trào Ấn tượng ở châu Âu.

Khi Nhật Bản mở cửa biên giới vào những năm 1850, châu Âu nhanh chóng đón nhận nghệ thuật Nhật Bản, đặc biệt là tác phẩm của Hokusai, những tác phẩm nghệ thuật của ông đã rơi vào tay một số nghệ sĩ phương Tây nổi tiếng nhất trong lịch sử, bao gồm cả Claude Monet, người đã thu thập 23 bản in của nghệ sĩ Nhật Bản. .

Katsushika Hokusai là ai?

Katsushika Hokusai sinh ngày 30 tháng 10 năm 1760 (tuy nhiên ông cũng không chắc chắn lắm về điều này) – một họa sĩ Nhật Bản chuyên vẽ về ukiyo-e và nhà in tranh nổi tiếng lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó, thay đổi tên là thông lệ phổ biến của các nghệ sĩ Nhật Bản, thế nên Katsushika Hokusai đã có hơn 30 cái tên trong suốt sự nghiệp của mình vì ông luôn đổi bút danh mới sau vài năm hành nghề. Những tên của ông bao gồm Shunro, Sori, Kako, Taito, Gakyojin, Manji, và nổi tiếng nhất với tên Katsushika Hokusai – một cái tên mà ông ấy đã giữ trong nửa thế kỷ. “Katsushika” đề cập đến một phần của Edo (tên cũ của Tokyo cho đến năm 1868) nơi ông sinh ra, trong khi “Hokusai” có nghĩa là “xưởng vẽ phía bắc”.

Ngoài việc thay đổi tên của mình, Hokusai không bao giờ thích ở một nơi quá lâu, và đến cuối đời, ông đã chuyển chỗ ở tổng cộng 93 lần. Tại sao ư? Vì ông được cho là ghét dọn dẹp, nơi ở của ông tích tụ đầy bụi bẩn trước khi chúng trở nên không thể chịu nổi, buộc họa sĩ phải bỏ đi.

“Portrait of Hokusai” – Keisai Eisen 

Khi còn nhỏ, Hokusai sống với người chú của mình, người làm nghề đánh bóng gương trong các hộ gia đình của tổng tư lệnh Nhật Bản thời phong kiến. Một vị trí có uy tín vào thời điểm đó, điều này cũng góp phần giúp ông đến gần hơn với tầng lớp thượng lưu, cũng như tiếp cận nền giáo dục xuất sắc, ông cũng từng dự định sẽ tiếp tục công việc của chú mình sau này. Tuy nhiên, ở Nhật Bản vào thế kỷ 19, học đọc và viết cũng có nghĩa là học vẽ, và Hokusai nhanh chóng bắt đầu thể hiện tài năng nghệ thuật khi mới 6 tuổi, điều này đã rẽ lối ông đến con đường khác.

Trong những năm đầu thiếu niên, Hokusai đã làm công việc thư ký trong một thư viện, và sau đó ông trở thành người học việc của thợ khắc gỗ, nơi ông học được những kiến ​​thức và kỹ năng giúp ông tạo ra một số tác phẩm nổi tiếng nhất mà chúng ta được biết đến ngày nay. Năm 19 tuổi, Hokusai gia nhập xưởng vẽ của nghệ sĩ ukiyo-e – Katsukawa Shunshō và bắt tay vào sự nghiệp nghệ thuật đã kéo dài suốt 70 năm.

Ảnh: Joe Mabel. A miniature model of Hokusai’s studio, bảo tàng Edo-Tokyo

Trong thời kỳ đầu khởi nghiệp, Hokusai là một nhà thiết kế hàng đầu trong các cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em. Ông cũng tạo ra nhiều board game – những trò chơi đựơc thiết kế nhỏ và tỉ mỉ. Những tác phẩm này có lẽ đã đánh dấu sự khởi đầu của hành trình hướng tới nhiều tác phẩm phong cảnh độc đáo mà ông đã tạo ra, và chúng vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay. Trong số các ấn phẩm minh họa khác nhau, giữa năm 1814–19 Hokusai đã tạo ra một loạt các hình ảnh và biên soạn thành một cuốn sách bán chạy nhất có tựa đề Hokusai Manga, đây được xem là cuốn sách với hình thức nghệ thuật Manga sớm nhất.

Một trang sách trong “Hokusai Manga” (1760—1849)
Một trang sách trong “Hokusai Manga” (1760—1849)

Mặc dù kết quả sáng tạo của ông luôn đạt hiệu quả và ông thường vẽ tranh từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, thế nhưng Hokusai cũng có những thất bại cá nhân trong thời gian giữa sự nghiệp của mình. Cả hai vợ và hai con của ông đều mất trước ông, ở tuổi 50 ông bị sét đánh, và ở tuổi 60, ông bị đột quỵ buộc ông phải luyện tập lại việc sáng tác nghệ thuật của mình. Ông cũng phải trả các khoản nợ cờ bạc của cháu trai mình, khiến ông rơi vào tình trạng túng quẫn trong suốt quãng đời còn lại. Chuỗi sự kiện thảm khốc này khiến Hokusai chuyển sang thứ mà ông yêu thích nhất, và ông bắt đầu bộ tranh nổi tiếng Ba mươi sáu góc nhìn về núi Phú Sĩ ( Thirty-Six Views of Mount Fuji), trong đó có The Great Wave off Kanagawa năm 1830.

“The Great Wave off Kanagawa” bởi Katsushika Hokusai

Về The Great Wave off Kanagawa

Kiệt tác thế kỷ 19 có thể được nhận ra ngay lập tức với tên The Great Wave off Kanagawa – tác phẩm ghi lại một cách duyên dáng sức mạnh của đại dương với màu xanh phổ (Prussian blue) – một sắc tố trước đây chỉ được sử dụng bởi những nghệ sĩ giàu có nhất do độ hiếm của nó. Còn được gọi là The Great Wave, bản in này không hoàn toàn theo phong cách Nhật Bản. Hokusai cũng nghiên cứu các tác phẩm châu Âu và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi phối cảnh tuyến tính được sử dụng trong nghệ thuật Hà Lan.

Mặc dù phần nổi bật nhất là những con sóng xô đẩy, nhưng đối tượng quan trọng nhất là đỉnh núi Phú Sĩ nhỏ ở phía xa, Hokusai đã vẽ đi vẽ lại nhiều lần trong series Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ. Các bản in khắc gỗ với màu sắc rực rỡ, mô tả ngọn núi cao nhất Nhật Bản từ nhiều góc nhìn và không gian khác nhau.

Trong series này, phải nhắc đến tác phẩm nổi tiếng nhất là South Wind, Clear Sky (còn được gọi là Red Fuji), nơi có thể nhìn cận cảnh núi Phú Sĩ, phủ đầy tuyết và được in bằng một dải màu đỏ tươi. Bản in thứ 35, có tựa đề Ejiri in Suruga Province minh họa những người nông dân Nhật Bản đang vật lộn để chống chọi với những cơn gió cực mạnh trong mùa đông, với hình ảnh núi Phú Sĩ nổi bật trên nền, được vẽ bằng một nét đơn giản.

Những tác phẩm này được sản xuất hàng loạt, ban đầu Hokusai bán chúng với giá rẻ, nhưng đến khi nền du lịch ở Nhật Bản bắt đầu bùng nổ, các bản in tăng giá, và ngày nay, những bản gốc hiếm có thể có giá hàng nghìn đô la, tùy thuộc vào thời điểm sản xuất.

“South Wind, Clear Sky”

Mặc dù nổi tiếng nhưng bộ tranh này không được các nhà sử học nghệ thuật Nhật Bản coi là “tác phẩm nghệ thuật vĩ đại” vào thời điểm đó, họ coi các bản in khắc gỗ như một hình thức in ấn thương mại, hơn là một hình thức hội họa. Tuy nhiên, ngày nay các bản in gốc của The Great Wave được nhiều bảo tàng trên thế giới trân trọng, bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York, bảo tàng Anh London, Viện Nghệ thuật Chicago, LACMA Los Angeles và Phòng trưng bày Quốc gia Victoria.

Ejiri in Suruga Province ” trong series“Thirty-six Views of Mount Fuji” bởi Katsushika Hokusai
“Yoshida at Tōkaidō” trong series“Thirty-six Views of Mount Fuji” bởi Katsushika Hokusai
“Y Tsukuda Island in Musashi Province ” trong series“Thirty-six Views of Mount Fuji” bởi Katsushika Hokusai

Những bộ sưu tập nổi tiếng khác

Hokusai cũng tạo ra nhiều loạt tranh khắc gỗ khác như One Thousand Images of the Sea (1832–34), còn được gọi là Oceans of Wisdom. Bộ sưu tập gồm mười bản in về cảnh ngư dân, một trong hai chủ đề yêu thích của Hokusai – sự làm việc chăm chỉ và sức mạnh của thiên nhiên. Điều này được minh họa trong Chōshi in Shimōsa Province với những chiếc thuyền đánh cá đang vật lộn giữa vùng biển bão tố, một cảnh tượng giống như của The Great Wave

Chōshi in Shimosha” trong series“One Thousand Images of the Sea” bởi Katsushika Hokusai
“Fishing by Torchlight in Kai Province” trong series“One Thousand Images of the Sea” bởi Katsushika Hokusai

Trong một bộ tranh khác có tựa đề One Hundred Ghost Tales (1889-92), Hokusai đã thể hiện những câu chuyện ma quái kì bí qua cách minh họa đặc trưng của mình.

“The Ghost of Oiwa”  trong series“One Thousand Images of the Sea” bởi Katsushika Hokusai

Tin rằng mình sẽ sống tới 110 tuổi, Hokusai từng nói: “Khi tôi 80 tuổi, bạn sẽ thấy sự tiến bộ thực sự. Ở tuổi 90, tôi sẽ đi sâu vào bí ẩn của cuộc sống. Ở tuổi 100, tôi sẽ là một nghệ sĩ kỳ diệu. Ở tuổi 110, mọi thứ tôi tạo ra; một dấu chấm, một nét vẽ, sẽ trở nên sống động hơn bao giờ hết. Tôi đang viết điều này cho tuổi già của mình”. Trên giường bệnh ở tuổi 90 (1849), ông đã nói: “Nếu trời cho tôi thêm năm năm nữa, tôi có thể trở thành một họa sĩ thực thụ.”

Mặc dù ông ấy không đạt đến 110 tuổi, nhưng nhiều người trên khắp thế giới tin rằng Hokusai đã đạt được vị thế của một nghệ sĩ bậc thầy. Bia mộ của ông mang bút danh cuối cùng – Gakyo Rojin Manji, có nghĩa là “Người đàn ông điên cuồng với hội họa”.


Biên tập: Thao Lee
Theo: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

art history Ba mươi sáu góc nhìn về núi Phú Sĩ Heirstory hội họa Nhật Bản Japan Katsushika Hokusai lịch sử hội họa lịch sử nghệ thuật Oceans of Wisdom One Hundred Ghost Tales The Great Wave off Kanagawa Thirty – Six Views of Mount Fuji văn hóa nhật bản

iDesign Must-try

Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Vừa qua, ngày 26.08.2023 tại không gian Toong Tràng Thi, số 8 Tràng Thi, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm ca’talks #03 “Nghệ thuật Hậu Hiện Đại –…
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật Phi thẩm mỹ
Nghệ thuật có thể xấu xí không? Chúng ta đang sống trong một thế giới xoanh quanh cái đẹp. Nghệ thuật là một hoạt động mang tầm quốc tế đồng…
Keiichi Tanaami - Nghệ thuật đến từ những giấc mơ, kí ức và ảo giác
Keiichi Tanaami - Nghệ thuật đến từ những giấc mơ, kí ức và ảo giác
Điều gì làm nên những tác phẩm 'điên rồ' của Keiichi Tanaami? Ông có được nguồn cảm hứng từ đâu?
Định nghĩa của Nghệ thuật
Định nghĩa của Nghệ thuật
Có nhiều sản phẩm nghệ thuật trên khắp thế giới. Và cũng có nhiều thứ trên đời này không phải những tác phẩm nghệ thuật. Vậy làm sao để ta…